Loading Loading

VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH: CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CHỮA TRỊ THẾ NÀO? CÓ NÊN TẮM NẮNG KHÔNG?

VÀNG DA Ở TRẺ SƠ SINH: CÓ NGUY HIỂM KHÔNG? CHỮA TRỊ THẾ NÀO? CÓ NÊN TẮM NẮNG KHÔNG?

Hầu hết các mẹ đều nghe đến hiện tượng vàng da sinh lí, tức là bé sẽ bị vàng da vài ngày sau sinh và tự hết. Tuy nhiên, bên cạnh vàng da sinh lí và tự khỏi, vàng da cũng có thể nguy hiểm, gây tổn thương não nếu bé bị vàng da nặng.

VÀNG DA LÀ GÌ?
Vàng da là tình trạng da có màu vàng, thường gặp ở rất nhiều trẻ sơ sinh. Trẻ bị vàng da khi một chất hóa học là bilirubin bị tích lũy lại trong máu của trẻ. Trẻ sơ sinh có màu da nào: vàng, đen hay trắng cũng có thể bị vàng da.

TẠI SAO TRẺ SƠ SINH THƯỜNG BỊ VÀNG DA?
Trong máu người luôn có bilirubin. Thông thường, gan sẽ đào thải bilirubin. Khi bé còn ở trong bụng mẹ, gan của mẹ đào thải bilirubin hộ bé. Hầu hết trẻ sơ sinh bị vàng da trong vài ngày đầu sau khi sinh vì phải mất một vài ngày để gan của em bé có thể hoạt động hiệu quả trong việc loại bỏ bilirubin.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BÉ BỊ VÀNG DA?
Cách tốt nhất để nhận diện vàng da là không để bé ở trong buồng tối suốt ngày, nên quan sát, theo dõi bé dưới ánh sáng ban ngày hoặc đèn điện. Đã có rất nhiều trường hợp đau lòng khi bé bị vàng da nặng mà bố mẹ không phát hiện ra vì kiêng cữ để bé ở trong buồng tối suốt ngày. Vàng da thường xuất hiện đầu tiên ở mặt và sau đó di chuyển đến ngực, bụng, cánh tay, và chân khi nồng độ bilirubin tăng lên.

VÀNG DA CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Hầu hết trẻ sơ sinh bị vàng da nhẹ và sẽ tự khỏi, gọi là vàng da sinh lí. Nhưng trong những tình huống bất thường mức bilirubin có thể lên rất cao và có thể gây tổn thương não. Đây là lý do tại sao trẻ sơ sinh nên được kiểm tra kỹ lưỡng bệnh vàng da và điều trị để ngăn ngừa mức bilirubin cao.

NẾU BÉ BỊ VÀNG DA SINH LÍ, NÊN CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ THẾ NÀO?
Hầu hết trẻ bị vàng da không cần điều trị, sẽ tự hết. Ở trẻ bú sữa mẹ, vàng da thường kéo dài hơn 2 đến 3 tuần. Ở trẻ sơ sinh bú sữa bột, hầu hết bệnh vàng da đi sau 2 tuần. Nếu con bạn bị chứng vàng da trong hơn 3 tuần, hãy đưa bé đi khám.

Để giúp bé nhanh hết vàng da, bố mẹ có thể làm những việc sau:
- Nếu bạn cho con bú sữa mẹ, bạn nên cho bé bú ít nhất 8 đến 12 lần trong một vài ngày đầu tiên. Điều này vừa kích thích sản xuất sữa, vừa giúp giảm bilirubin xuống

- Nếu bé uống sữa công thức, hãy cho bé uống theo lịch (thường là 6-10 cữ một ngày)

- Chưa có bằng chứng chứng minh tắm nắng có hiệu quả giảm vàng da, tắm nắng còn kèm các nguy cơ khác:
Hiệp hội nhi khoa Mỹ “không khuyến cáo” cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng để giảm vàng da. Cho bé phơi nắng có thể làm giảm mức bilirubin, bởi vì quang phổ (ánh sáng xanh) dùng trong liệu pháp chiếu đèn (430-490nm) có trong bước sóng của ánh sáng mặt trời trong vùng nhìn thấy được bằng mắt thường (380-780nm).

Tuy nhiên, việc phơi nắng chỉ có hiệu quả nếu em bé cởi quần áo hoàn toàn. Điều này không thể được thực hiện một cách an toàn trong nhà vì bé sẽ bị lạnh, còn ở ngoài trời dưới ánh nắng trực tiếp thì bé có nguy cơ bị bỏng nắng. Thường thì để không phải lo ngại đến vấn đề an toàn, bạn có thể chỉ cho bé phơi nắng trong khoảng thời gian quá ngắn, hầu như không đủ để có tác dụng gì. Hơn nữa, bé cũng bị tiếp xúc với ánh sáng tử ngoại (100- đến 400- nm) và ánh sáng hồng ngoại (700- to 1mm-) gây hại cho da bé, tăng nguy cơ ung thư da về lâu dài.

Mặc dù có khuyến cáo này, rất nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn tiếp tục đề xuất cho trẻ phơi nắng để chữa trị vàng da như một phương pháp chữa bệnh không dựa trên bằng chứng y khoa. Tuy nhiên, bố mẹ không nên thử phương pháp này vì nó không thể nào có cơ may hiệu nghiệm và có khả năng gây hại cho bé.

 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CON BỊ VÀNG DA BỆNH LÍ NGUY HIỂM?
Hầu hết trẻ sơ sinh thường xuất viện sau khi sinh 3 ngày, trong khi lượng bilirubin thường cao nhất khi bé 3-5 ngày tuổi. Vì thế, ở một số nước như Mỹ, thường bé sẽ được thăm khám lại 1 lần khi bé được 3-5 ngày tuổi, kiểm tra máu để xem mức độ vàng da có nguy hiểm không. Nếu bạn không có điều kiện để khám lại bé khi 3-5 ngày, hãy theo dõi bé, nếu có các dấu hiệu nguy hiểm sau thì cần gọi bác sĩ ngay:

Da của em bé chuyển sang màu vàng đậm
Bụng, cánh tay hoặc chân của bé có màu vàng.
Tròng trắng mắt có màu vàng.
Bé bị vàng da và khó đánh thức, ngủ quá nhiều, hoặc không bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức tốt: Lưu ý là bé sơ sinh thường ngủ nhiều nên bố mẹ thường khó phân biệt giữa việc bé ngủ nhiều hay là ngủ quá nhiều, li bì, khó đánh thức. Vì vậy, hãy theo dõi nếu bé không chịu thức dậy chút nào, bố mẹ làm mọi cách mà con vẫn không thức dậy.

Ngoài ra, nếu bé nhà bạn thuộc 1 trong số các nguy cơ sau, bé cũng nên được theo dõi kĩ càng về tình trạng vàng da:
Sinh non
Bị vàng da trong 24 giờ đầu sau khi sinh
Tình trạng bú mẹ của bé không tốt: ít bú, mẹ ít sữa….
Rất nhiều vết thâm tím hoặc chảy máu dưới da đầu do quá trình sinh nở, chuyển dạ
Bố mẹ, anh chị em từng bị bilirubin cao và được điều trị bằng ánh sáng
Mức bilirubin cao trước khi ra viện nếu bệnh viện có kiểm tra nồng độ bilirubin trước khi bé xuất viện

BÉ BỊ VÀNG DA NẶNG, VÀNG DA BỆNH LÍ SẼ ĐƯỢC CHỮA TRỊ THẾ NÀO?
Đầu tiên, bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng bilirubin trong máu bé. Nếu chỉ số này cao, phương pháp điều trị phổ biến nhất là chiếu đèn, đặt bé cởi trần dưới ánh sáng đặc biệt để làm giảm mức bilirubin.
Với những em bé bị vàng da nặng, bác sĩ có thể sẽ phải lọc máu cho bé.
Tắm nắng không phải là một phương pháp chữa vàng da được công nhận và khuyến khích. Nếu bé bị vàng da nặng, bố mẹ không nên tự chữa trị tại nhà bằng cách tắm nắng hay thử các biện pháp chữa trị khác.

Nguồn tham khảo:
https://yhoccongdong.com/thongtin/cac-phuong-phap-dieu-tri-khong-dua-tren-chung-co-trong-nhi-khoa/
https://www.verywell.com/non-evidence-based-treatments-in-pediatrics-2634046
https://www.healthychildren.org/English/news/Pages/Jaundice-in-Newborns.aspx
http://www.webmd.com/parenting/baby/tc/jaundice-in-newborns-hyperbilirubinemia-topic-overview#1

Bài viết liên quan

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

Mẹ và bé

🏣🏫 BÉ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG GÌ ĐỂ CÓ THỂ NHANH THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MẪU GIÁO?
Xem chi tiết
CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

Mẹ và bé

🤔Tắm nắng hay không tắm nắng? 🤔Bổ sung vitamin D hay không? 🤔Bé bú mẹ hoàn toàn, tắm nắng
Xem chi tiết
SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

Mẹ và bé

Thứ tự ưu tiên mà các tổ chức Y tế khuyến cáo bao giờ cũng là sữa mẹ, sữa mẹ khác an toàn
Xem chi tiết
0946 626 646