Loading Loading

CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

🤔Tắm nắng hay không tắm nắng?

🤔Bổ sung vitamin D hay không?

🤔Bé bú mẹ hoàn toàn, tắm nắng, mẹ đã bổ sung vitamin D rồi thì con có cần phải bổ sung vitamin D không?

Đây là 3 câu hỏi khiến rất nhiều mẹ băn khoăn khi chăm sóc bé sơ sinh vì hiện tại có rất nhiều thông tin khác nhau.

 

Mục đích của việc tắm nắng là và bổ sung vitamin D theo đường uống đều là để cơ thể có đủ vitamin D. Nhưng mà tắm nắng có vẻ là cách tự nhiên còn bổ sung vitamin D có vẻ hơi không thuận tự nhiên nên khiến nhiều bố mẹ băn khoăn. Vitamin D có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp canxi, đảm bảo bé phát triển chiều cao tốt và không bị thiếu canxi. Lượng vitamin D cần thiết cho trẻ từ sơ sinh là 400IU mỗi ngày.

Vậy thì, nên tắm nắng hay là bổ sung vitamin D, hay nên kết hợp 2 cách này để có được lượng vitamin D đó mỗi ngày?

 

☀️CHƯA CÓ NGHIÊN CỨU, KHUYẾN CÁO RÕ RÀNG VỀ TẮM NẮNG VỚI TRẺ EM VIỆT

Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kì khuyến cáo, trẻ dưới 6 tháng không nên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tức là không nên tắm nắng, phơi nắng. Nguyên gốc tiếng Anh là: The American Academy of Pediatrics (AAP) feels strongly that all children should be kept out of the direct sun as much as possible and wear sunscreen while in the sun to avoid long-term risk of sun exposure, which may contribute to skin cancer (Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kì có cảm giác mạnh mẽ rằng tất cả trẻ em nên được tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp nhiều nhất có thể và bôi kem chống nắng khi ra nắng để tránh những nguy cơ về lâu dài do tiếp xúc với nắng, có thể dẫn đến ung thư da). Nguyên nhân của khuyến cáo này là bởi vì làn da của trẻ em rất mỏng manh, có nguy cơ cháy nắng và ung thư da về sau này. Chúng ta cũng cần nhìn nhận là khuyến cáo này là trên cơ sở trẻ em Mỹ có làn da trắng. Trong da có một thành phần là tế bào hắc tố, da càng sẫm màu (da đen, da vàng) thì càng nhiều hắc tố hơn da sáng (da trắng), giúp bảo vệ da tốt hơn, nguy cơ bị ung thư da thấp hơn. Nhưng trẻ sơ sinh da vàng như trẻ em Việt cũng có lượng tế bào sắc tố chưa cao, chưa ngang bằng với người lớn nên việc hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng là một lời khuyên hợp lí và bố mẹ nên thận trọng. 

Hiện nay, có một nghiên cứu của phương Tây cho rằng trẻ em có làn da sáng (trắng) được phơi nắng 10-15 phút vào giữa ngày thì sẽ tổng hợp được đủ lượng vitamin D cần thiết. Tuy nhiên, nghiên cứu này được thực hiện ở phương Tây, với trẻ em da trắng và điều kiện nắng khác Việt Nam. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra rằng ở vùng nắng thế nào, tắm nắng trong bao lâu thì đủ vitamin D nên "tắm nắng để có đủ vitamin D" là một cách còn tương đối mơ hồ. 

 

☀BỔ SUNG VITAMIN D THẾ NÀO?

Trong tình trạng chưa có khuyến cáo, nghiên cứu rõ ràng về việc tắm nắng thế nào cho an toàn và đủ vitamin D thì việc bổ sung vitamin D tổng hợp bằng đường uống có lẽ là phương án rõ ràng, hợp lí và an toàn hơn.

Nhưng, bổ sung vitamin D qua đường uống có hại gì không? Nếu bố mẹ cho bé uống đúng và đủ liều thì không có hại gì cả. Trừ khi bé bị uống vitamin D quá liều, trên 1.500IU mỗi ngày trong một thời gian dài thì sẽ gây hại, khiến bé biếng ăn, táo bón, cốt hóa, tổn thương thận…. 

Vậy, bổ sung vitamin D thế nào là đúng và đủ? Hiện nay tất cả các nghiên cứu đều cho rằng trẻ cần bổ sung mỗi ngày 400IU vitamin D. Tuy nhiên, với những bé uống sữa công thức, bố mẹ nên chú ý đến thành phần sữa. Thường thì các loại sữa công thức đều được bổ sung 400IU vitamin D cho 1 lít sữa khi pha ra, nên nếu bé uống 1 lít sữa công thức mỗi ngày thì không cần bổ sung vitamin D thêm nữa. Còn nếu bé chỉ uống khoảng 200ml sữa công thức mỗi ngày thì bé vẫn cần bổ sung 400IU vitamin D mỗi ngày.

Với các em bé bú mẹ, lượng vitamin D trong sữa mẹ không cao, chỉ đủ khoảng 1/10-1/20 nhu cầu vitamin D mỗi ngày cho bé nên cho dù mẹ bổ sung 1000IU-2000IU vitamin D mỗi ngày, bé vẫn nên được bổ sung 400IU vitamin D mỗi ngày. Theo thống kê, khoảng 50% phụ nữ Việt Nam bị thiếu vitamin D. Việc mẹ bị thiếu vitamin D khiến mẹ không thể truyền đủ vitamin D cho bé khi mang thai và tăng nguy cơ thiếu vitamin D của trẻ. Nghiên cứu cũng cho thấy trẻ bú mẹ hoàn toàn khi mẹ uống 400IU vitamin D mỗi ngày thì lượng vitamin D hoạt hóa của trẻ vẫn nằm trong ngưỡng gần với thiếu hụt nặng.

Tuy nhiên, nếu mẹ từ khi mang thai đã bổ sung 1500-2000IU mỗi ngày và khi sinh con bổ sung 4000-6400IU vitamin D mỗi ngày (mức vitamin D an toàn cho mẹ) thì bé không cần bổ sung vitamin D. 

Khi bé đã lớn và ăn thêm những thức ăn khác, bố mẹ nên cho bé ăn đa dạng các thức ăn có chứa vitamin D, cho bé chơi đùa, tiếp xúc với nắng vừa phải, uống sữa tươi nguyên kem... thì bé sẽ có thể nhận đủ vitamin D qua đường ăn uống và tắm nắng, bố mẹ có thể cân nhắc dừng. giảm bổ sung vitamin D cho bé.

 

Tóm lại là:

- Chưa có khuyến cáo, nghiên cứu rõ ràng, cụ thể về việc tắm nắng để đủ vitamin D cho bé ở Việt Nam. Bố mẹ nên thận trọng khi cho bé dưới 6 tháng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, không nên cho bé tắm nắng nhiều, lúc trời nắng gắt.

- Bổ sung vitamin D qua đường uống là cách an toàn và rõ ràng hơn để giúp bé nhận đủ lượng vitamin D cần thiết mỗi ngày: 400IU từ khi sinh ra

- Nếu bé bú mẹ hoàn toàn mà mẹ bổ sung 4000-6400IU vitamin D mỗi ngày thì không cần bổ sung vitamin D

- Nếu bé bú mẹ hoàn toàn hoặc một phần mà mẹ bổ sung 1000-2000IU vitamin D mỗi ngày cho mẹ hoặc không bổ sung vitamin D cho mẹ thì bé cần bổ sung 400IU vitamin D mỗi ngày

- Nếu bé uống 1 lít sữa công thức công thức mỗi ngày thì không cần bổ sung vitamin D

- Nếu bé uống chỉ khoảng 200ml sữa công thức mỗi ngày thì vẫn cần bổ sung 400IU vitamin D mỗi ngày

 

Nguồn tham khảo:

Sách Để con được ốm, Uyên Bùi - Trí Đoàn

Sách Chào con ba mẹ đã sẵn sàng - Trần Thị Huyên Thảo

Website của Hiệp hội nhi khoa Hoa Kì: https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/nutrition/Pages/Vitamin-D-On-the-Double.aspx

 

Bài viết liên quan

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

Mẹ và bé

🏣🏫 BÉ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG GÌ ĐỂ CÓ THỂ NHANH THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MẪU GIÁO?
Xem chi tiết
SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

Mẹ và bé

Thứ tự ưu tiên mà các tổ chức Y tế khuyến cáo bao giờ cũng là sữa mẹ, sữa mẹ khác an toàn
Xem chi tiết
VÌ SAO NHỮNG EM BÉ MỚI BIẾT ĐI THÍCH LEO TRÈO?

VÌ SAO NHỮNG EM BÉ MỚI BIẾT ĐI THÍCH LEO TRÈO?

Mẹ và bé

Bạn có nhớ lần đầu tiên đứa con bé bỏng, chân còn chưa vững, đang cố gắng nhích thân mình
Xem chi tiết
0946 626 646