Nhiều người thường áp những quan điểm về sức khỏe người lớn cho trẻ sơ sinh, tiêu biểu như chuyện đi ị, táo bón hay tiêu chảy. Nhưng trẻ sơ sinh hoàn toàn khác với người lớn. Mỗi trẻ sơ sinh có thói quen đường ruột khác nhau. Trong những tuần đầu đời, một số trẻ có thói quen đi ị thường xuyên gần như mỗi lần cho bú là một lần ị, có thể hơn 10 lần/ ngày, một số trẻ chỉ đi một hoặc vài lần trong tuần.
Một hai ngày đầu trẻ sẽ đi phân su – màu xanh đen, dính đặc. Những ngày sau đó, phân của trẻ sẽ chuyển sang màu xanh. Vào cuối tuần đầu tiên sau sinh, phân trở nên vàng và vàng nâu. Trẻ được bú mẹ hoàn toàn thường đi ị thường xuyên hơn, lỏng nước hơn so với trẻ được bú sữa công thức.
Một hai ngày đầu trẻ sẽ đi phân su – màu xanh đen, dính đặc. Những ngày sau đó, phân của trẻ sẽ chuyển sang màu xanh. Vào cuối tuần đầu tiên sau sinh, phân trở nên vàng và vàng nâu. Trẻ được bú mẹ hoàn toàn thường đi ị thường xuyên hơn, lỏng nước hơn so với trẻ được bú sữa công thức.
Sau ba tuần tuổi, thói quen đường ruột của trẻ được điều chỉnh lại từ từ. Từ sáu tuần trở đi, đa số trẻ sẽ đi 3-5 lần một ngày, trong khi một số trẻ lại 7-10 ngày mới ị một lần.
Việc ị 5-10 lần một ngày là hoàn toàn bình thường. Nếu trẻ vẫn vui vẻ, chơi đùa và bú tốt, không nôn trớ nhiều hơn bình thường thì là hoàn toàn bình thường, là giai đoạn tâm lí của trẻ, không nên can thiệp gì cả. Qua giai đoạn đó (1-2 tháng tuổi trở lên), trẻ sẽ hết tình trạng đi ngoài nhiều lần. Trẻ bị tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiêu hóa là lúc có biểu hiện: nôn ói, đi lỏng, nhiều nước, giảm bú hẳn, mệt mỏi, có thể sốt…. Và trong khoảng chừng 1 tuần lễ trẻ sẽ hết.
Tương tự, trẻ 1-2 tuần mới ị một lần mà khi ị mà phải rặn nhiều, phân to, cứng, khô hoặc có rãnh nứt, dính máu đó có thể là dấu hiệu bé bị táo bón. Nhiều nhà có thói quen thấy con vài ngày không ị là thụt tháo cho bé nhưng việc này rất nguy hiểm. Việc thụt tháo không chỉ gây khó chịu cho bé mà còn có nguy cơ làm RÁCH HẬU MÔN, THỦNG TRỰC TRÀNG ở trẻ sơ sinh. Nếu bạn muốn thụt tháo cho bé, hãy nhờ một nhân viên y tế tư vấn và làm. Người nhà tuyệt đối không nên tự thụt tháo cho bé.