Loading Loading

TRẺ ĐÁNH BỐ MẸ VÌ SAO VÀ CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ?

TRẺ ĐÁNH BỐ MẸ VÌ SAO VÀ CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ?

Một trong những hành động của các bạn nhỏ, đặc biệt là những bé từ 1-3 tuổi dễ khiến bố mẹ phát cáu nhất là đánh mẹ, cào cấu mẹ khi không vừa ý. Bạn đã từng rơi vào trường hợp đó chưa? Nếu rồi thì bạn phản ứng như thế nào, đánh con, quát con là hỗn láo hay để mặc con?

Tuy nhiên đây đều là những cách hành xử vô cùng sai lầm mà rất nhiều bậc phụ huynh mắc phải. Vậy bố mẹ nên ứng xử ra sao khi bé có những hành động tiêu cực như thế? Trước hết chúng ta hãy cùng Mầm Nhỏ tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng này ở trẻ nhé!

1. Vì sao trẻ lại đánh lại mẹ?

- Vì trẻ giai đoạn 1-3 tuổi CHƯA BIẾT CÁCH THỂ HIỆN CẢM XÚC CỦA MÌNH” và “CHƯA KIỀM CHẾ ĐƯỢC CẢM XÚC CÁU GIẬN, CẢM XÚC TIÊU CỰC”. Khi trẻ đánh là trẻ muốn bố mẹ hãy hiểu cảm xúc của trẻ khi ấy đó. Trẻ cần sự dẫn dắt CỦA CHA MẸ để học được cách thể hiện đúng mà thôi.

- Trẻ học từ môi trường nên trẻ nhìn thấy mẹ đánh mình, các bạn khác đánh nhau thì bắt chước. Và mỗi trẻ có cá tính riêng nên có bố mẹ không đánh trẻ mà trẻ vẫn đánh lại thì cũng đừng “dằn vặt” lương tâm nha bố mẹ.

- Vì sao có trẻ đánh mẹ xong lại cười, thậm chí mẹ đã nói mẹ buồn rồi con vẫn bảo con muốn mẹ buồn. Vậy thì bố mẹ hãy cho trẻ nhiều trải nghiệm về việc đồng cảm với cảm xúc, dạy trẻ về các cung bậc cảm xúc nhiều hơn nữa nhé. Để trẻ thấy bố mẹ cũng an ủi khi con bị đau, bị buồn...

Và ĐỒNG CẢM-THỪA NHẬN từ 0 tuổi là bí quyết cực kì quan trọng mà bạn nên áp dụng cho bé ngay từ những ngày đầu nhé.

- Mẹ là người mà trẻ tin tưởng nên trẻ sẽ bộc lộ hết con người thật của mình, vì thế hãy kiên định để dạy trẻ cách ứng xử đúng.

2. Cách giải quyết

Bố mẹ hãy tham khảo và áp dụng 4 bước sau:

Bước 1: Không đánh lại trẻ mà nên hiểu trẻ đang trong quá trình học cách thể hiện cảm xúc. Nếu mình đánh lại thì trẻ hiểu là khi cáu giận chỉ cần đánh là được.

Bước 2: HÃY BÌNH TĨNH. Vì thái độ bình tĩnh sẽ giúp trẻ học được cách điều khiển cảm xúc của mình như nào. Có thể nhiều người không coi trọng bước này, nhưng thực sự nó rất hiệu quả với mình. Mình hay dẫn con ra một chỗ riêng để hai mẹ con cùng giải quyết.

Bước 3: Đồng cảm với cảm xúc của trẻ khi ấy “Mẹ thấy con đang cáu giận. Mẹ biết con muốn ABC...”

Bước 4: Cầm tay trẻ, ngồi ngang tầm nhìn vào mắt trẻ rồi nói ra thông điệp “Con dừng lại” một cách nghiêm khắc và dứt khoát. "Con dừng lại, không đánh mẹ, mẹ rất đau, khi bực tức việc đánh ko phải là cách giải quyết vấn đề".

Và đương nhiên phải lặp đi lặp lại cả mấy chục lần trẻ con mới thay đổi, bởi con đang học cách thể hiện cảm xúc, kiềm chế hành vi cáu giận nên mẹ cũng cần bao dung và kiên nhẫn với con hơn.

Quá trình đó hãy nhờ Bố can thiệp, bằng cách bố sẽ ra nói bé dừng lại vì con làm như vậy mẹ sẽ rất đau. Và cách này vẫn rất hiệu quả với bé đang ở giai đoạn 3-5 tuổi đấy ạ.

3. GHI NHẬN SỰ TIẾN BỘ

Bất cứ khi nào thấy bé có sự tiến bộ là bố mẹ phải ghi nhận ngay để khích lệ bé sửa.

Ví dụ như con hay đánh bạn khi không giữ được bình tĩnh. Bố mẹ có thể áp dụng chiêu này để hướng dẫn con nhé “Khi con tức mà không kiềm chế được con hãy nhớ câu DỪNG LẠI để nhắc nhở mình nhé. Mẹ cũng sẽ nhờ cô giáo ở lớp nhắc con”. Và chắc chắn rằng dần dần con sẽ học được cách kiềm chế cảm xúc tốt hơn.

Bố mẹ ơi, chuyện bé đánh bố mẹ chỉ là 1 hành vi ứng xử trong quá trình con lớn lên, mà nhờ có nó con mới trưởng thành, và cũng là cơ hội tốt để bố mẹ học cách làm cha mẹ tốt hơn, nên bố mẹ ơi đừng lo lắng quá mà hãy kiên nhẫn và bao dung với con nhé.

 

 

Tác giả bài viết: Dr Nguyễn Thị Thu (Aki Nguyễn)

Bài viết liên quan

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

Mẹ và bé

🏣🏫 BÉ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG GÌ ĐỂ CÓ THỂ NHANH THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MẪU GIÁO?
Xem chi tiết
CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

Mẹ và bé

🤔Tắm nắng hay không tắm nắng? 🤔Bổ sung vitamin D hay không? 🤔Bé bú mẹ hoàn toàn, tắm nắng
Xem chi tiết
SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

Mẹ và bé

Thứ tự ưu tiên mà các tổ chức Y tế khuyến cáo bao giờ cũng là sữa mẹ, sữa mẹ khác an toàn
Xem chi tiết
0946 626 646