Loading Loading

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ TUÂN THEO QUY TẮC GIA ĐÌNH MỘT CÁCH VUI VẺ?

 LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ TUÂN THEO QUY TẮC GIA ĐÌNH MỘT CÁCH VUI VẺ?
 
Mặc dù rất khuyến khích bố mẹ nên để con có thật nhiều trải nghiệm tự do trong thời thơ ấu, nhưng rõ ràng quy tắc trong gia đình là điều cần thiết và quan trọng đối với trẻ. Các quy tắc được đặt ra giúp trẻ biết được hành vi và thái độ nào là được phép; hành vi, thái độ nào là không được chấp nhận. Ngoài ra, các quy tắc trong gia đình sẽ giúp các thành viên trong gia đình có sự phối hợp hiệu quả hơn, tôn trọng nhau hơn.
Nếu con bạn hợp tác và thích thú với các quy tắc mà bố mẹ đặt ra thì đây hẳn là điều rất may mắn và dễ dàng. Nhưng ngay cả khi con bạn không thích những điều cứng nhắc và khó khăn trong việc thực hiện chúng thì bạn vẫn có thể tạo ra các quy tắc gia đình một cách vui vẻ để khuyến khích con tuân thủ.
 
Dưới đây là các bước mà chúng mình thiết lập các quy tắc trong gia đình:
 
1. Cho trẻ tham gia vào việc thiết lập các quy tắc
 
Thông thường, cha mẹ là người đặt ra các quy tắc và đề nghị con tuân theo. Nhưng vì là những người thực hiện nên trẻ em cũng có thể tham gia vào quá trình này. Việc này giúp con nói ra được suy nghĩ và quan điểm về các quy tắc. Đồng thời vì được tham gia trực tiếp nên trẻ cảm thấy mình được tôn trọng và các quy tắc này sẽ có tính thuyết phục với trẻ hơn.
Bố mẹ hãy cùng giải thích cho con vì sao các quy tắc này là cần thiết và quan trọng. Đây cũng là 1 lần để con ghi nhớ và biết đâu trẻ còn có thể đóng góp thêm nhiều quy tắc thiết thực vào danh sách của bạn đấy.
 
2. Giữ cho các quy tắc đơn giản và rõ ràng
 
Đối với trẻ nhỏ, thực sự rất khó để nhớ và tuân theo rất nhiều quy tắc. Đây là lý do tại sao việc tạo ra các quy tắc cần đơn giản và rõ ràng, đặc biệt là với trẻ mới biết đi và biết nói.
Các quy tắc gia đình cần tập trung vào một hành vi cụ thể và cần được giải thích ở ngay thời điểm đó.
Ví dụ, khi con vứt điều khiển xuống đất, thay vì nói “Con không được vứt điều khiển xuống đất, con không ngoan chút nào cả”, bố mẹ cần lý giải cụ thể hơn với con. Vì bé chưa biết phân biệt được thế nào là “ngoan” và “không ngoan”, và vì sao lại không được phép vứt điều khiển đi. Bố mẹ có thể giải thích cụ thể rằng, khi ném điều khiển xuống đất điều khiển sẽ hỏng hóc và không thể bật được tivi nữa (có thể kèm hành động ví dụ). Vì vậy, đây là hành động không được phép.
 
Hoặc với quy tắc “Không làm đau người khác”, thì bố mẹ cần nêu thêm rằng không được làm đau người khác bao gồm những hành động nào không được phép như: không được đánh, đấm, đá, ném...và nên được đặt vào 1 hoàn cảnh cụ thể để con được hình dung rõ ràng, đồng thời con cần kiểm soát hành động và cảm xúc của mình như thế nào.
 
3. Kết hợp quy tắc với giá trị gia đình
 
Nếu bạn không muốn các danh sách quy tắc trở nên nhàm chán hoặc quá khắt khe thì có thêm vào đó các giá trị gia đình. Điều này nhắc nhở các thành viên trong gia đình điều gì là quan trọng, từ đó sẽ tạo động lực để tuân thủ.
 
Cụ thể, các giá trị gia đình là gì, bạn có thể tham khảo như sau:
- Chúng ta hãy cùng nhau vui, cùng nhau cười
- Chúng ta phạm lỗi nhưng chúng ta cũng có thể tha thứ cho nhau
- Gia đình luôn là ưu tiên hàng đầu
- Chúng ta hãy cố gắng hết sức và luôn giúp đỡ lẫn nhau
- Chúng ta hãy luôn trân trọng những điều tốt đẹp trong cuộc sống
- Hãy trao nhau những cái ôm và lời nói tốt đẹp
- Hãy theo đuổi ước mơ và không bao giờ bỏ cuộc
- Trao nhau tình yêu vô điều kiện
 
Thỉnh thoảng hãy đọc danh sách những giá trị gia đình cho con nghe, việc này sẽ hướng con đến các hành động và giá trị tốt đẹp và giúp con biết trân trọng gia đình hơn.
 
4. Tạo một bộ quy tắc mà tất cả các thành viên đều tuân theo
 
Bạn không thể bắt các con phải nghiêm túc tuân theo các quy tắc trong khi bố mẹ lại không làm gương được. Vì vậy, để quy tắc gia đình có tính “công bằng” và “thuyết phục” với trẻ hơn thì bộ quy tắc này nên áp dụng cho tất cả các thành viên trong gia đình.
Chúng ta không thể yêu cầu 1 đứa trẻ ngừng la hét trong khi chúng ta la hét, cáu giận mọi lúc.
Chúng ta không thể yêu cầu các cô bé, cậu bé lịch sự trong khi chúng ta không sử dụng những từ ngữ lịch sự.
Chúng ta không thể ngăn cấm trẻ không được đánh người khác trong khi người lớn lại có hành động bạo lực…
 
Vì vậy, quy tắc được đặt ra để áp dụng cho tất cả. Bạn cũng có thể dạy con làm điều tương tự với bạn. Nếu bạn cao giọng, con bạn có thể nhắc nhở bạn đây là điều không đúng với quy tắc gia đình của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn bình tĩnh hơn mà còn dạy con về tầm quan trọng của quy tắc gia đình. Cách tiếp cận này thôi thúc con muốn làm theo các quy tắc, và cũng sẽ cảm thấy rất hạnh phúc khi có cơ hội được nhắc nhở bố mẹ.
 
5. Đưa các quy tắc vào thực tế
 
Mọi quy tắc chỉ thực sự có hiệu quả khi đưa chúng áp dụng vào cuộc sống. Khi nhận thấy trẻ có những hành động sai trái, không đúng mực bố mẹ cần áp dụng các quy tắc ở ngay thời điểm đó. Bạn có thể áp dụng các phương pháp kỷ luật tùy theo mức độ hành động của trẻ nhưng đừng quên đưa ra những lời giải thích về hành động sai đó và đề xuất các giải pháp khả thi để tránh vấn đề xuất hiện trở lại nhé.
 
Tuy nhiên, đôi khi trẻ sẽ có một khoảng thời gian khó khăn để thực hiện các quy tắc. Trong trường hợp đó, bạn có thể giới hạn cho con một khoảng thời gian hoặc giới hạn cụ thể cho hành vi của con.
 
Một điều không thể thiếu trong quá trình thực hiện các quy tắc đó là khen ngợi con khi con làm tốt. Lời khen ngợi và khuyến khích này giúp trẻ biết chính xác điều gì là cần làm và không nên làm. Bạn nên khen ngợi con ngay sau khi bạn thấy hành vi tốt của trẻ nhé.
 
10 quy tắc gia đình bạn có thể tham khảo:
 
1. Tôn trọng lẫn nhau (hãy đối xử với người khác theo cách mà mình muốn được đối xử)
2. Không la mắng hoặc to tiếng với nhau.
3. Nói những lời lịch sự, tử tế.
4. Chỉ được nói sự thật.
5. Chăm sóc thật tốt cho bản thân: lựa chọn thực phẩm lành mạnh cho cơ thể, vệ sinh cá nhân sạch sẽ như: đánh răng, rửa tay hàng ngày.
6. Lắng nghe lẫn nhau và không được phép cắt lời khi có người đang nói.
7. Trong bất cứ trường hợp nào, hãy lựa chọn hành động xuất phát từ tình yêu thương lẫn nhau.
8. Biết chịu trách nhiệm cho hành động của mình (xin lỗi khi làm sai, hoặc yêu cầu sự giúp đỡ khi gặp khó khăn)
9. Giữ cho nhà cửa sạch sẽ và luôn ngập tràn tiếng cười.
10. Giữ lời hứa.
 
Dù gia đình bạn có đưa ra những quy tắc nào thì hãy cố gắng tiếp cận chúng một cách tích cực nhất và luôn vui vẻ, sẵn sàng khi tuân theo. Qúa trình thực hiện các quy tắc đòi hỏi sự nghiêm túc và kiên nhẫn của các thành viên trong gia đình. Nếu chúng được thực hiện đúng cách thì sẽ giúp ích rất lớn cho con trong suốt cuộc đời.
 
Bài viết được tham khảo thông tin từ: Playfulnotes

Bài viết liên quan

GỢI Ý CHO BỐ MẸ CÁCH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT CỦA CON VỚI BẠN BÈ

GỢI Ý CHO BỐ MẸ CÁCH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT CỦA CON VỚI BẠN BÈ

Mẹ và bé

Tranh cãi, xích mích trong lúc chơi với nhau là điều rất phổ biến ở những đứa trẻ, điển hì
Xem chi tiết
NÓI SAO ĐỂ TRẺ THÍCH NÓI CHUYỆN VỚI BẠN?

NÓI SAO ĐỂ TRẺ THÍCH NÓI CHUYỆN VỚI BẠN?

Mẹ và bé

NÓI SAO ĐỂ TRẺ THÍCH NÓI CHUYỆN VỚI BẠN? 😍😍 💁‍♀💁‍♂ Chắc hẳn nhiều bố mẹ cũn
Xem chi tiết
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON HÌNH THÀNH NẾP SỐNG NGĂN NẮP, GỌN GÀNG?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON HÌNH THÀNH NẾP SỐNG NGĂN NẮP, GỌN GÀNG?

Mẹ và bé

Một trong những điều khiến bố mẹ vô cùng đau đầu là làm thế nào để con giữ cho phòng của
Xem chi tiết
0946 626 646