Loading Loading

BỐ MẸ CÓ THỂ GIÚP CON NUÔI DƯỠNG LÒNG TỰ TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

BỐ MẸ CÓ THỂ GIÚP CON NUÔI DƯỠNG LÒNG TỰ TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

BỐ MẸ CÓ THỂ GIÚP CON NUÔI DƯỠNG LÒNG TỰ TRỌNG NHƯ THẾ NÀO? 👦👧

Đôi khi rất dễ để biết được khi nào trẻ có suy nghĩ tích cực về bản thân mình và khi nào không. Và khi trẻ hiểu được giá trị của bản thân mình, biết trân trọng về những gì mình có, chúng ta thường dùng từ “tự trọng” để mô tả về trạng thái này.

👉 Trẻ có lòng tự trọng sẽ:

- Cảm thấy bản thân mình được yêu quý được chấp nhận.

- Cảm thấy tự tin.

- Cảm thấy tự hào về những gì mình làm được.

- Nghĩ về bản thân theo hướng tích cực.

- Tin tưởng vào bản thân mình.

👉 Trẻ có lòng tự trọng thấp sẽ có xu hướng:

- Tự chỉ trích, đổ lỗi cho bản thân.

- Thấy rằng mình không được như những người khác

- Nghĩ về những lần mình mắc lỗi thay vì những lần mình làm được.

- Thiếu tự tin.

- Nghi ngờ ngay cả với những gì mình có thể làm tốt.

🌻🌻 TẠI SAO LÒNG TỰ TRỌNG LẠI QUAN TRỌNG?

Những trẻ có suy nghĩ tích cực về bản thân mình thì sẽ có sự tự tin để thử những điều mới cũng như có khả năng cố gắng làm hết sức mình. Trẻ cảm thấy tự hào về những mình làm được. Lòng tự trọng cũng giúp trẻ có khả năng đối diện, đương đầu nếu như mình mắc lỗi. Nó giúp trẻ cố gắng thêm lần nữa, ngay cả khi lần đầu trẻ có gặp thất bại. Và kết quả là, lòng tự trọng giúp trẻ làm mọi thứ tốt hơn, từ ở trường, ở nhà hay chơi với bạn bè 😍😍

Trong khi đó, với trẻ có lòng tự trọng thấp thì trẻ sẽ không cảm thấy chắc chắn về những gì mình làm được. Nếu trẻ nghĩ người khác không chấp nhận mình thì trẻ sẽ không chơi cùng. Trẻ có thể để người khác đối xử tệ với mình và khó có thể tự đứng lên bảo vệ cho mình. Trẻ có thể dễ dàng từ bỏ hoặc thậm chí không muốn thử. Trẻ cũng gặp khó khăn khi phải chấp nhận việc mình mắc lỗi, thua cuộc hay thất bại. Và kết quả là, trẻ không thể làm tốt được so với khả năng của mình.

🌻🌻 BỐ MẸ CÓ THỂ GIÚP CON NUÔI DƯỠNG LÒNG TỰ TRỌNG NHƯ THẾ NÀO?

Mỗi một đứa trẻ là một sự khác biệt. Nuôi dưỡng lòng tự trọng ở trẻ này có thể dễ dàng hơn với trẻ khác vì có thể trẻ phải đối diện với những thứ làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của mình, nhưng ngay cả khi ấy thì vẫn có cách để cải thiện.

Dưới đây là một số điều mà bố mẹ có thể làm để giúp trẻ cảm thấy tốt hơn về bản thân mình 👇👇

💁‍♀💁‍♂ Để con được học những điều mới. Ở mỗi giai đoạn lứa tuổi thì đều có những điều mới mà trẻ có thể học. Ví dụ, ngay cả ở giai đoạn …, trẻ có thể học cầm cốc.. và khi trẻ lớn hơn, trẻ có thể học mặc quần áo, đọc sách hoặc đạp xe… đây đều là những cơ hội để lòng tự trọng của trẻ phát triển.

💁‍♀💁‍♂ Khi dạy trẻ cách làm, lúc đầu bố mẹ nên chỉ dẫn, hỗ trợ cho trẻ. Sau đó để trẻ làm những gì có thể ngay cả khi trẻ mắc lỗi để trẻ có cơ hội được học, được thử và cảm thấy tự hào về bản thân mình. Nhưng những thử thách này cũng đừng quá dễ hay quá khó.

💁‍♀💁‍♂ Học cách khen ngợi trẻ một cách đúng đắn. Lời khen là cách thể hiện rằng bạn đang tự hào về những gì trẻ đã làm nhưng có một số cách khen ngợi có thể làm phản tác dụng. Và đây là cách làm đúng:

🌱 Đừng khen quá mức nếu như bạn và trẻ cảm thấy nó không được đúng cho lắm. Ví dụ, rõ ràng trẻ không làm được nhưng vẫn khen là trẻ làm rất tốt. Thay vào đó, nói với trẻ rằng: “Mẹ biết đó không phải là kết quả tốt nhất của con và ai cũng có lúc như thế cả. Nhưng mẹ vẫn tự hào vì con không bỏ cuộc.”

🌱 Khen ngợi cho sự nỗ lực của trẻ. Tránh tập trung khen kết quả trẻ đạt được (chẳng như trẻ đạt được điểm 10 cho bài kiểm tra) hay phẩm chất mà trẻ có mà thay vào đó, khen ngợi sự cố gắng, cải thiện và thái độ của trẻ khi làm. Ví dụ: “Con đã làm bài tập rất chăm chỉ”, “con đang đánh vần ngày càng tốt hơn” hay “mẹ rất vui khi con luyện tập piano”… Với những cách khen như thế này, trẻ sẽ đặt nỗ lực vào những gì mình làm, hướng về mục tiêu đề ra và tiếp tục cố gắng. Và khi trẻ làm được như vậy thì khả năng cao trẻ sẽ thành công.

💁‍♀💁‍♂ Trở thành một hình mẫu tốt cho con. Khi bố mẹ nỗ lực từng chút một cho những gì mình làm như nấu ăn, rửa bát… thì đó cũng chính là ví dụ tốt cho con. Trẻ cũng sẽ cố gắng làm những phần việc của mình như bài tập về nhà, giữ gìn đồ chơi hay gấp gọn chăn màn…

Cùng với đó thái độ khi làm của bạn cũng rất quan trọng. Khi bạn làm với tâm trạng vui vẻ hoặc ít nhất là không kêu ca, phàn nàn thì bạn cũng đang dạy cho trẻ làm điều tương tự.

💁‍♀💁‍♂ Không chỉ trích trẻ gay gắt. Những câu nói trẻ nghe người khác nói mình sẽ dễ dàng chuyển thành cách trẻ nhìn nhận ở bản thân. Những câu nói gay gắt như: “Con thật lười” sẽ không mang lại động lực cố gắng cho trẻ cũng như làm giảm lòng tự trọng ở trẻ, mà thay vào đó sửa cho trẻ bằng sự kiên nhẫn. Tập trung vào những gì mà bố mẹ muốn thấy ở trẻ và chỉ cho trẻ cách làm.

💁‍♀💁‍♂ Tập trung vào những điểm mạnh của con. Bố mẹ cần chú ý đến những gì trẻ thích làm và làm tốt cũng như để trẻ có cơ hội được phát triển những điểm mạnh đó. Tập trung vào những điểm mạnh thay vì những điểm yếu nếu muốn giúp trẻ có suy nghĩ tích cực về bản thân mình. Và khi trẻ có ý nghĩ tích cực về bản thân thì điều này cũng cải thiện cả hành động của trẻ nữa.

💁‍♀💁‍♂ Để con được cho, được giúp đỡ người khác. Lòng tự trọng của trẻ sẽ phát triển khi trẻ thấy những gì mình giúp là quan trọng với người khác. Trẻ có thể giúp bố mẹ làm việc nhà, giúp anh chị em hay hỗ trợ cho các bạn ở trường. Khi trẻ giúp đỡ người khác, làm việc tốt sẽ tạo dựng lòng tự trọng và những tình cảm tốt đẹp khác ở trẻ.

💕💕 Bố mẹ biết đấy, việc nuôi dưỡng lòng tự trọng cho con không chỉ đạt được trong ngày một, ngày hai mà cần nhiều thời gian, nỗ lực và cả kiên định ngay từ khi con còn nhỏ. Nhưng chứng kiến sự thay đổi của con, sự lớn lên từng ngày thì có lẽ với bố mẹ không còn điều gì vui sướng, hạnh phúc hơn. Do vậy, bố mẹ hãy nhớ là kiên nhẫn cùng con nha!

 

Bài viết có tham khảo từ:

https://kidshealth.org/en/parents/self-esteem.html?WT.ac=p-ra

 

Bài viết liên quan

GỢI Ý CHO BỐ MẸ CÁCH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT CỦA CON VỚI BẠN BÈ

GỢI Ý CHO BỐ MẸ CÁCH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT CỦA CON VỚI BẠN BÈ

Mẹ và bé

Tranh cãi, xích mích trong lúc chơi với nhau là điều rất phổ biến ở những đứa trẻ, điển hì
Xem chi tiết
NÓI SAO ĐỂ TRẺ THÍCH NÓI CHUYỆN VỚI BẠN?

NÓI SAO ĐỂ TRẺ THÍCH NÓI CHUYỆN VỚI BẠN?

Mẹ và bé

NÓI SAO ĐỂ TRẺ THÍCH NÓI CHUYỆN VỚI BẠN? 😍😍 💁‍♀💁‍♂ Chắc hẳn nhiều bố mẹ cũn
Xem chi tiết
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON HÌNH THÀNH NẾP SỐNG NGĂN NẮP, GỌN GÀNG?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON HÌNH THÀNH NẾP SỐNG NGĂN NẮP, GỌN GÀNG?

Mẹ và bé

Một trong những điều khiến bố mẹ vô cùng đau đầu là làm thế nào để con giữ cho phòng của
Xem chi tiết
7 KỸ NĂNG XÃ HỘI QUAN TRỌNG VÀ CẦN THIẾT CHO MỌI TRẺ EM

7 KỸ NĂNG XÃ HỘI QUAN TRỌNG VÀ CẦN THIẾT CHO MỌI TRẺ EM

Mẹ và bé

Phẩm chất của một người trưởng thành phụ thuộc rất nhiều vào nền móng giáo dục khi còn nh
Xem chi tiết
0946 626 646