Tranh cãi, xích mích trong lúc chơi với nhau là điều rất phổ biến ở những đứa trẻ, điển hình nhất là việc tranh giành đồ chơi, đồ ăn và cao trào đẩy đến xung đột. Trẻ em cũng giống như người lớn có những khi không hoà đồng với bạn bè vì các lý do như: khác biệt về tính cách, suy nghĩ, quan điểm, mâu thuẫn về lợi ích, bất hòa về tình cảm…
Trong các tình huống ấy, là phụ huynh bạn sẽ phản ứng thế nào? Bạn vào can thiệp ngay lập tức hay ngồi lại và xem các con tự tìm ra cách giải quyết với nhau?
Việc để con vào một môi trường an toàn, không có tranh cãi, xung đột với bạn bè để trẻ sống trong hòa bình là điều rất khó và không phải là tốt nhất. Quần trọng hơn cả là bố mẹ hãy cùng con giải quyết với những xích mích ấy một cách hiệu quả, để trẻ có thể học hỏi thêm nhiều kỹ năng ứng xử khi lớn lên.
Mầm Nhỏ xin đưa ra một vài gợi ý cho bố mẹ khi giải quyết mâu thuẫn giữa con và bạn bè như sau:
️GIÚP TRẺ TRÁNH XUNG ĐỘT
Cách tốt nhất để đối phó với xung đột là tránh nó ngay từ đầu. Giúp trẻ hạn chế để xảy ra các tình huống tranh chấp bằng các cách chuẩn bị trước như:
- Củng cố hành vi tốt khi bạn nhìn thấy nó: Nếu bạn nhận thấy rằng những đứa trẻ đang biết cách chia sẻ và hòa thuận với nhau, hãy cho các con biết điều đó, rằng đây là điều rất tuyệt vời và đáng được khen ngợi, phát huy. Khen ngợi hành vi tốt có thể giúp trẻ biết được hành vi nào là nên và không nên làm.
- Giải thích các quy tắc trước khi con bắt đầu chơi:
Giúp ngăn chặn một cuộc xung đột trước khi nó bắt đầu bằng cách đặt ra một số ranh giới rõ ràng. Nói với trẻ, tất cả chúng phải đợi đến lượt của mình trước khi đi xuống cầu trượt hoặc cần phải chia sẻ với nhau khi chơi chung 1 món đồ chơi. Điều này giúp các con hiểu rằng mọi thứ cần có thứ tự và có sự công bằng.
- Khuyến khích con chia sẻ:
Nói với con bạn rằng nếu bé bị quá tải hoặc không biết cách xử lý tình huống, bé luôn có thể tìm đến một người lớn đáng tin cậy để giúp giải quyết.
️DẠY TRẺ TỰ GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT
Một số xung đột là không thể tránh khỏi, vì vậy, đó là một ý tưởng tuyệt vời để dạy trẻ các kỹ năng quản lý xung đột. Bố mẹ có thể thử các cách này để giúp các con quản lý xung đột khi phát sinh:
☝ Dạy cho con cách gọi tên cảm xúc của mình:
Một số trẻ còn quá nhỏ hoặc gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc của mình. Nếu bạn giúp con xác định xem con đang cảm thấy tức giận, buồn bã hay tổn thương, điều đó có thể giúp các cuộc xung đột được giải quyết nhanh hơn.
☝Giúp con đặt mình vào cảm xúc của người khác:
Ở độ tuổi còn non nớt, trẻ thường có suy nghĩ đặt mình lên trên hết và ít khi để ý đến cảm của người khác. Vì vậy, bố mẹ cùng giúp con phát triển sự đồng cảm bằng cách để con suy đoán xem người bạn của con đang cảm thấy như thế nào? Ngoài ra, bạn có thể nói cho con biết về suy nghĩ, và cảm nhận của bạn sau tình huống xung đột của con và bạn để có thể giúp trẻ đặt mình vào vị trí của bạn, thay vì chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình. Khi ấy, trẻ có thể nhận ra không chỉ mình mới cảm thấy buồn và tức giận mà bạn cũng đang như vậy. Điều này có thể giúp con nhanh chóng thoát khỏi sự bực tức mà cảm thấy có lỗi và chủ động làm lành với bạn.
☝ Khuyến khích con nghĩ ra giải pháp:
Thay vì áp đặt một giải pháp cho tranh chấp của con, hãy hỏi những đứa trẻ trong tình huống ấy muốn giải quyết xung đột như thế nào? Thường thì trẻ sẽ đưa ra một số giải pháp khá sáng tạo, và chúng có thể sẽ hạnh phúc hơn với giải pháp của riêng chúng so với giải pháp mà cha mẹ nghĩ ra.
☝Khuyến khích con làm lành với bạn:
Bất cứ cuộc tranh chấp nào đều để lại tổn thương về mặt cảm xúc. Nhưng cuộc tranh cãi ấy không có nghĩa là tình bạn chấm dứt. Bố mẹ cần giúp con hiểu được điều này, sau tất cả con có thể làm hòa và tiếp tục chơi với bạn.
️🍀 KHI NÀO BỐ MẸ NÊN CAN THIỆP?
Trẻ em kiên cường hơn những gì chúng ta thường nghĩ và chúng sẽ không buồn hay tức giận quá lâu khi xảy ra cãi vã. Bạn có thể bình tĩnh lại và cho trẻ một chút thời gian để tự mình giải quyết xung đột. Tuy nhiên, có những thời điểm quan trọng để phụ huynh phải trở thành trọng tài như sau:
✌ Can thiệp khi có bạo lực:
Bất cứ khi nào một cuộc xung đột trên sân chơi xuất hiện các hành động bạo lực thì đều là một tình huống nguy hiểm và cần có sự can thiệp ngay của bố mẹ.
✌ Can thiệp khi cảm xúc dâng trào:
Nếu những đứa trẻ trong tình huống đó trở nên tức giận quá mức, tốt nhất bố mẹ nên can thiệp, và có thể tiếp tục giải quyết xung đột khi mọi người đã bình tĩnh lại.
✌ Can thiệp khi nhận thấy bất cứ phía nào có dấu hiệu bắt nạt:
Có một sự khác biệt lớn giữa một cuộc xung đột nhỏ và lớn giữa hai đứa trẻ là 1 trong 2 bên có dấu hiệu bắt nạt. Nếu bạn nhận thấy con mình đang bị 1 người hay 1 nhóm bạn đe dọa, dọa nạt hoặc con bạn đang làm điều đó với các đứa trẻ khác thì cần can thiệp ngay và chấm dứt hành vi ấy.
🍀 BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ KHI CAN THIỆP VÀO XUNG ĐỘT CỦA CON?
✋ Làm dịu và trấn tĩnh các con:
Trẻ em thường sẽ có xu hướng phản ứng trước khi chúng nghĩ. Vì vậy, trong lúc đang xảy ra xung đột chắc chắn bọn trẻ rất căng thẳng, tức giận. Việc làm ngay lúc này của bố mẹ là để trẻ bình tĩnh lại. Bạn có thể yêu cầu trẻ đi bộ 1 đoạn đường ngắn, hít thở thật sâu, đếm từ 1 đến 10 hoặc nhiều hơn thế. Sau đó mới tiến hành các bước xử lý tiếp theo.
✋ Lắng nghe để hiểu nguồn gốc vấn đề:
Mọi chuyện xảy ra đều có nguyên nhân và việc tìm hiểu chi tiết nguyên nhân ấy chính là cách giúp bố mẹ tìm ra giải pháp để giải quyết. Bạn không nên trách mắng, đánh con ngay trước mặt bạn, vì điều này có thể khiến con cảm thấy xấu hổ, cực đoan và đặc biệt nguy hiểm nếu như con bị oan ức.
✋ Không nên đổ lỗi ngay cho những đứa trẻ khác hay phụ huynh của chúng:
Nhìn con bị bắt nạt nhiều phụ huynh khó có thể làm chủ được hành vi của mình mà ngay lập tức trách mắng, đổ lỗi cho những đứa trẻ khác. Đây là điều không nên làm vì đổ lỗi sẽ không giải quyết được tận gốc vấn đề.
Trong những trường hợp như vậy, bạn nên đánh giá công bằng để biết nguyên nhân đến từ phía nào, sau đó giảng giải cụ thể cho các con hiểu.
💁 Chuyện xung đột, cãi vã giữa những đứa trẻ là điều vô cùng bình thường. Nhưng khi mọi chuyện bắt đầu rối tung lên và căng thẳng thì người lớn chính giải pháp để gỡ bỏ từ từ nút thắt ấy. Tuy nhiên, bố mẹ nên khéo léo giải quyết để không làm tổn thương đứa trẻ nào và nên dạy các con cách giao tiếp sao cho ôn hòa để chúng cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp nhé!
Bài viết có tham khảo thông tin từ nguồn:
https://www.smartparents.sg/…/how-do-you-handle-playground-…