Loading Loading

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÚT, TRỮ SỮA MẸ AN TOÀN?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HÚT, TRỮ SỮA MẸ AN TOÀN?

Theo khuyến cáo của WHO, nguồn sữa tốt nhất cho bé là sữa mẹ bú trực tiếp bởi sữa sẽ đảm bảo độ tươi ngon, phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé ở giai đoạn đó, giúp mẹ tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp mẹ phải hút sữa và trữ sữa (mẹ quá nhiều sữa, mẹ đi làm xa bé, mẹ bị ốm phải điều trị bằng thuốc, hoặc đơn giản là mẹ muốn chia sẻ việc cho con bú với các thành viên khác trong gia đình…) thì việc bảo quản sữa đúng cách là rất quan trọng.

Đầu tiên Mầm nhỏ sẽ chia sẻ về việc hút sữa và bảo quản sữa.

Hút trữ sữa mẹ là việc khá đơn giản nhưng nếu không cẩn thận có thể khiến sữa bị nhiễm khuẩn. Vậy nên khi HÚT TRỮ SỮA, các mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

👣Vệ sinh sạch sẽ máy hút sữa và bình trữ sữa trước khi hút sữa. Nếu bé khỏe mạnh, sinh đủ tháng thì mẹ có thể tiệt trùng bình sữa bằng nước sôi hoặc máy hâm sữa có chức năng tiệt trùng bình sữa. Tuy nhiên, nếu bé bị ốm hoặc sinh non thì mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những tiêu chuẩn vệ sinh an toàn bắt buộc khi hút sữa để đảm bảo vô khuẩn tối đa cho bé.

👣Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi hút sữa và trước khi rã đông, hâm sữa cho bé.

👣Sữa vừa hút ra sẽ còn ấm, mẹ lưu ý không cho sữa ấm vừa hút vào sữa đã để lạnh hoặc trữ đông. Nếu muốn trộn sữa thì phải để lạnh cùng nhiệt độ rồi mới trộn vào với nhau

👣 Nếu sữa hút ra cho bé dùng trong 1-2 ngày tới thì mẹ cho vào ngăn mát tủ lạnh, nếu để trữ lâu thì cho vào ngăn đông luôn. (Mầm Nhỏ sẽ sớm có bài về thời gian trữ sữa an toàn ở các mức nhiệt độ và các thiết bị lưu trữ khác nhau nhé!)

👣 Tốt nhất là mẹ không nên để sữa chung với các thực phẩm khác trong tủ lạnh, nếu có điều kiện thì nên sắm một tủ trữ đông đông sữa riêng, nếu không thì nên bỏ túi sữa đã vắt vào một hộp kín trước khi cho vào tủ để tránh nhiễm khuẩn chéo.

👣 Nếu tủ lạnh nhà bạn bị mất điện, đóng cửa tủ để giữ cho sữa không bị rã đông hoàn toàn. Nếu vẫn còn những viên đá trong túi trữ sữa, bạn có thể cho sữa đông lạnh trở lại. Nếu sữa đã rã đông hoàn toàn, bạn nên cho bé dùng trong khoảng từ 24-48 giờ.

Khi RÃ ĐÔNG VÀ HÂM SỮA các mẹ cần lưu ý những điểm sau:

👣 Để tránh lãng phí và dễ dàng rã đông, làm ấm sữa, chỉ nên trữ mỗi túi sữa khoảng 30ml-120ml, lý tưởng nhất là lượng sữa trữ đông mỗi túi vừa đủ lượng sữa bé bú một lần. Khi đổ sữa vào túi, chỉ đổ đầy tối đa ¾ túi trữ sữa (vì chất lỏng khi đông lại sẽ gia tăng về thể tích). Ghi ngày hút sữa lên túi trữ sữa và sử dụng sữa trữ đông theo nguyên tắc FIRST IN – FIRST OUT: sữa hút trước sẽ được dùng trước, sữa hút sau sẽ dùng sau. Lí do là vì ngày hút sữa và ngày uống càng gần nhau thì sữa càng phù hợp với nhu cầu của bé hơn. Sữa mẹ là chất sống nên sẽ thay đổi để phù hợp với nhu cầu của bé ở từng thời điểm, sữa lúc 0 tháng sẽ khác lúc 6 tháng, sữa ngày hè sẽ khác sữa ngày đông…
👣 Với sữa đã hút ra, trước khi cho bé uống bố mẹ nên rã đông, hâm ấm lên. Một số bố mẹ có tâm lí là trời mùa hè, nóng thì không cần phải hâm ấm. Thật ra thời tiết mùa hè ở nước ta nóng ấm nên sữa sau khi lấy ra ở nhiệt độ thường rất dễ bị lên men và hỏng. Việc hâm sữa cũng không mất nhiều thời gian, sữa hâm ấm lên sẽ gần với nhiệt độ sữa mẹ như khi uống trực tiếp, giúp bé dễ uống và dễ tiếp nhận hơn. Vì thế mỗi lần cho bé uống sữa đã hút ra bố mẹ nên cố gắng hâm ấm lên cho bé bất kể thời tiết mùa đông hay mùa hè nhé!

Bài viết liên quan

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

Mẹ và bé

🏣🏫 BÉ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG GÌ ĐỂ CÓ THỂ NHANH THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MẪU GIÁO?
Xem chi tiết
CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

Mẹ và bé

🤔Tắm nắng hay không tắm nắng? 🤔Bổ sung vitamin D hay không? 🤔Bé bú mẹ hoàn toàn, tắm nắng
Xem chi tiết
SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

Mẹ và bé

Thứ tự ưu tiên mà các tổ chức Y tế khuyến cáo bao giờ cũng là sữa mẹ, sữa mẹ khác an toàn
Xem chi tiết
0946 626 646