Nhiều người trong chúng ta cũng ý thức được một điều rằng bố mẹ không thể sống thay hay ở bên cạnh con cả đời, do vậy, người lớn cần dạy trẻ cách tự chăm sóc tốt cho bản thân, trở thành người biết quan tâm và sống có tinh thần trách nhiệm càng sớm, càng tốt. Một số điều mà Mầm Nhỏ tìm hiểu được dưới đây hi vọng sẽ hữu ích cho bạn trong việc nuôi dạy con
MÁCH BỐ MẸ CÁCH NUÔI DẠY TRẺ SỐNG CÓ TRÁCH NHIỆM
. Giao nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi
Bố mẹ nên nghĩ về những việc mà bạn biết con có thể làm được mà không gặp quá nhiều khó khăn, để trẻ có thể hoàn thành được nó. Cho trẻ 1 hướng dẫn rõ ràng về những việc bạn muốn trẻ làm, để trẻ biết được chính xác bạn mong đợi gì ở trẻ. Nhưng nếu bạn thấy mình dành nhiều hơn một vài phút để chỉ cho con hiểu thì có thể nó quá phức tạp đối với con ở độ tuổi này. Thay vào đó, bạn chỉ nên giao cho bé 1 phần nhỏ trong nhiệm vụ. Ví dụ, thay vì giao cho bé sắp xếp cả mâm cơm thì bạn có thể giao cho bé xếp bát đũa cho từng người
Con có thể bị nản bởi một yêu cầu chung chung, chẳng hạn như: "Dọn phòng của con đi" vì nó không cụ thể và thực tế việc dọn phòng bao gồm nhiều nhiệm vụ nhỏ khác như cất quần áo, đồ chơi, gấp chăn màn... Nhưng nếu nói: “Con cất đồ chơi vào giỏ” thì lại dễ hiểu với bé
Khi cho con làm những việc đòi hỏi sự nỗ lực trong khả năng của bé thì điều này sẽ làm tăng ý thức tự lập của trẻ.
. Chơi sau khi làm.
Hãy cởi mở và và thẳng thắn thừa nhận với con rằng bạn cũng thích sự vui vẻ. Cho trẻ thấy rằng bạn không hách dịch, bạn chỉ mong trẻ cư xử có trách nhiệm, giống như bạn đang làm. Một cách hay để giải thích điều này với con bạn là sử dụng quy tắc "khi nào - thì". Ví dụ, bạn có thể nói: "Khi nào chúng ta dọn dẹp xong thì chúng ta có thể chơi xếp hình”
. Biến nhiệm vụ thành niềm vui.
Chúng ta đều thích những công việc mang lại niềm vui. Do vậy, tại sao lại không thể biến việc dọn dẹp đồ chơi thành một cuộc thi xem ai dọn nhanh hơn?!
. Tránh dọa nạt, quát mắng trẻ.
Hãy nói rõ với con rằng bé phải tuân theo một số quy tắc nhất định, nhưng giải thích chúng theo cách tích cực, không mang tính đe dọa. Nếu con bạn nói: "Con muốn ăn bánh quy" thì bạn có thể trả lời rằng: "Khi con ngồi vào bàn, thì khi đó con có thể ăn bánh quy".
. Làm một tấm gương tốt.
Cho con thấy trách nhiệm là gì bằng cách chăm sóc tốt những thứ và không gian của riêng bạn. Đặt chìa khóa xe vào móc nơi chúng thuộc về thay vì trên bàn. Giải thích cho con nghe tại sao bạn làm như vậy, để con bạn học tại sao có trách nhiệm với những gì mình là là điều quan trọng. Ví dụ: "Bố sẽ đặt chìa khóa xe ở vị trí thích hợp, vì vậy bố có thể tìm lại chúng dễ dàng khi chúng ta muốn ra ngoài."
. Quan tâm đến sự cố gắng của trẻ thay vì kết quả đạt được.
Ví dụ, khi bạn thấy trẻ vật lộn để mặc chiếc áo nhưng mãi không được thì bạn có thể nói: “Tốt lắm, con đã cố gắng tự mình mặc quần áo. Nhưng sao con không thử chui đầu vào trước rồi mình mới mặc 2 bên tay vào sau?”
. Hãy thực tế.
Con không phải lúc nào cũng đặt giày vào đúng chỗ hay cho đồ chơi lại vào giỏ khi chơi xong... Nếu trẻ không làm được như vậy, đừng mất kiên nhẫn với con. Chỉ cần bình tĩnh nhắc con nhẹ nhàng: “Nhớ cất xe tải đi khi con chơi xong nhé”.
. Khen ngợi con.
Bất cứ khi nào con bạn cố gắng hành động có trách nhiệm, ngay cả khi bé không thành công, hãy dành cho con nhiều lời khen ngợi và sự chú ý. Điều này cho con thấy rằng những nỗ lực của mình là quan trọng và được đánh giá cao.
Bố mẹ biết đấy, việc dạy con sống có trách nhiệm không chỉ đạt được trong ngày một, ngày hai mà cần nhiều thời gian, nỗ lực và cả kiên định ngay từ khi con còn nhỏ. Nhưng chứng kiến sự thay đổi của con, sự lớn lên từng ngày thì có lẽ với bố mẹ không còn điều gì vui sướng, hạnh phúc hơn. Chúng mình tin rằng, trên hành trình ấy, dù có gian nan, vất vả thế nào thì chắc hẳn nếu được lựa chọn bạn vẫn sẽ sẵn sàng để lớn lên cùng con như thế, phải vậy không?
Nguồn: babycentre