Loading Loading

FLUOR: ĐÚNG VÀ ĐỦ ĐỂ CÓ HÀM RĂNG KHỎE MẠNH

FLUOR: ĐÚNG VÀ ĐỦ ĐỂ CÓ HÀM RĂNG KHỎE MẠNH

Nhiều bà mẹ hiện nay vẫn đang hiểu nhầm là phải dùng kem không có Fluor cho bé dưới 1 tuổi, vì bé chưa biết nhổ ra sau khi đánh răng, nuốt phải kem có Fluor rất nguy hiểm. Nhưng các tổ chức uy tín đều khuyến cáo nên cho bé dùng kem đánh răng có Fluor ngay từ khi bé còn nhỏ, để phòng tránh sâu răng và bé có nuốt kem cũng không nguy hiểm. Lí do vì sao mời các bố mẹ đọc bài viết sau của Mầm nhỏ nhé!

1. FLUOR LÀ GÌ? TẠI SAO THIẾU FLUOR LẠI NGUY HIỂM? 🤓🤓
Hàng ngày, qua quá trình ăn uống, bé sẽ tiếp nhận một lượng đường nhất định. Các vi khuẩn trong miệng sẽ kết hợp với lượng đường dư thừa trong thức ăn để tạo thành mảng bám trên răng. Fluor trong răng miệng bé có khả năng ngăn ngừa axit có hại được tiết ra từ mảng bám, từ đó làm giảm đáng kể nguy cơ sâu răng và viêm lợi. Fluor sẽ mất đi trong quá trình đó nên cần được bổ sung ở liên tục từ thực phẩm/nước uống hoặc kem đánh răng của các bé hàng ngày. Chính vì vậy bổ sung Fluor thường xuyên và đầy đủ là đặc biệt quan trọng trong việc chống sâu răng và bảo vệ răng miệng cho các bé. Điều này không hề khó, bố mẹ chỉ cần lưu ý các nguồn cung cấp Fluor sẵn có trong tự nhiên và cuộc sống hàng ngày của chúng ta như sau.

2. CÁCH BỔ SUNG FLOUR CHO BÉ
 BỔ SUNG TRỰC TIẾP
Cách thức phổ biến nhất thông qua kem đánh răng, nước súc miệng có chứa Fluor. Một phương pháp khác là áp Fluor tại chỗ, tuy nhiên chỉ có thể thực hiện tại phòng khám chuyên khoa dưới sự chỉ định của nha sĩ đối với các bé nằm trong nhóm có nguy cơ thiếu Fluor.
Hiệp hội Nha khoa Mỹ khuyến cáo nên cho các bé sơ sinh chải răng hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng có chứa Fluor từ khi chiếc răng sữa đầu tiên xuất hiện. Tuy nhiên, một hiểu lầm phổ biến của rất nhiều bố mẹ Việt Nam là chọn kem đánh răng không có Fluor để hạn chế tình trạng bé nuốt phải quá nhiều kem đánh răng. Trên thực tế, dùng kem đánh răng không có Fluor có thể khiến răng bé không được bổ sung đủ lượng Fluor cần thiết, làm tăng nguy cơ sâu răng. Theo Babycenter, lượng kem đánh răng sử dụng cho bé dưới 3 tuổi chỉ có kích thước bằng hạt gạo với hàm lượng Fluor rất nhỏ và bé có thể nuốt kem đánh răng cũng không sao (thậm chí Babycenter còn cho rằng không cần cho bé súc miệng sau khi đánh răng cũng được). Từ 3 tuổi trở lên, bé có thể tự chải răng và súc miệng dưới sự giám sát của bố mẹ. Bố mẹ nhớ kiểm tra kỹ bao bì để lựa chọn đúng loại kem đánh răng có hàm lượng Fluor phù hợp với lứa tuổi của bé:
- Đối với bé dưới 3 tuổi: sử dụng kem đánh răng có hàm lượng Fluor thấp hoặc không có Fluor do bé chưa có khả năng nhổ nước bọt. Lượng kem đánh răng cho mỗi lần chải chỉ bằng 1 hạt đậu.
- Bé từ 3-6 tuổi: bé có thể sử dụng kem đánh răng có hàm lượng Fluor từ 200 - 500 ppm, bố mẹ chỉ cần lưu ý lựa chọn loại kem đánh răng có thành phần an toàn cho sức khỏe của bé. Ở giai đoạn này, lượng kem đánh răng cho mỗi lần chải có kích cỡ bằng hạt đậu.
Bố mẹ có thể để bé tự lấy kem đánh răng nhưng hãy giám sát để đảm bảo lượng kem đánh răng đúng quy định như trên nhé! Bố mẹ có thể đánh răng cho bé mỗi ngày hai lần, sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ đối với bé dưới 3 tuổi, hai lần hoặc ba lần, sau khi ăn sáng, ăn trưa, ăn tối đối với bé trên 3 tuổi đều được.
Bố mẹ có thể để bé tự lấy kem đánh răng nhưng hãy giám sát để đảm bảo lượng kem đánh răng đúng quy định như trên nhé! Bố mẹ có thể đánh răng cho bé mỗi ngày hai lần, sau khi ngủ dậy và trước khi đi ngủ đối với bé dưới 3 tuổi, hai lần hoặc ba lần, sau khi ăn sáng, ăn trưa, ăn tối đối với bé trên 3 tuổi đều được.
 BỔ SUNG QUA ĐƯỜNG TIÊU HÓA
Trẻ uống đầy đủ nước và ăn thực phẩm có chứa Fluor hàng ngày là cách thức hiệu quả và an toàn nhất trong việc phòng chống bệnh sâu răng. Hiện nay, hầu hết nước máy tại Việt Nam đã được Fluor hóa để phòng chống bệnh sâu răng cho cộng đồng. Bố mẹ cũng lưu ý cho bé ăn một chế độ cân bằng dinh dưỡng, đa dạng các nhóm chất sẽ giúp bé hấp thụ Fluor tự nhiên và an toàn nhất. Một số thực phẩm giàu Fluor bao gồm khoai lang, khoai tây, bột mỳ, cá thu, cá trích, nấm mỡ, cà chua, cà rốt, chuối tiêu, bưởi, dưa chuột.

3. LÀM THẾ NÀO KHI BỊ DƯ THỪA FLUOR?
Dư thừa Fluor cũng có thể gây ra tình trạng răng nhiễm Fluor với biểu hiện là những mảng nhỏ màu trắng đục và không gây đau. Ở mức độ nặng, dư thừa Fluor làm răng bị đổi màu, ố vàng và men răng có nhiều vết rỗ. Để đề phòng tình trạng này, bố mẹ không lấy nhiều kem hơn lượng kem đánh răng khuyến cáo cho từng mốc tuổi và hướng dẫn bé không thường xuyên nuốt kem đánh răng trong lúc đánh răng (nhất là sau 3 tuổi thì không nên nuốt kem đánh răng).

 Một số tips Mầm Nhỏ xin gợi ý để bố mẹ áp dụng: lựa chọn loại kem đánh răng không có mùi vị hấp dẫn để bé không nhầm lẫn kem đánh răng với thức ăn, để sẵn bát cho bé nhổ kem đánh răng, làm mẫu cho bé hiểu thế nào là nhổ kem ra, cho bé hiểu nếu nuốt kem thì con sâu răng sẽ chui vào bụng…
Hầu hết tình trạng răng nhiễm Fluor ở các bé là nhẹ , rất khó phát hiện bằng mắt thường nhưng nếu bố mẹ đưa bé đi khám nha khoa định kỳ, nha sĩ có thể dễ dàng phát hiện ra. Thông thường tình trạng răng nhiễm Fluor sẽ hết khi quá trình phát triển răng của các bé kết thúc, thường là trước mốc 8 tuổi.
Bố mẹ nhớ thường xuyên định kì cho bé đi khám răng 6 tháng 1 lần, các bác sĩ sẽ kiểm tra lượng Fluor trong men răng của bé có đủ không. Nếu em bé của bố mẹ nằm trong nhóm có nguy cơ thiếu Fluor thì sẽ được chỉ định bổ sung Fluor dạng viên/giọt hoặc áp Fluor tại chỗ tại các phòng khám chuyên khoa. Nếu bị thừa Fluor, các bác sĩ cũng sẽ phát hiện ra và có cách xử lí kịp thời, để bé có hàm răng khỏe đẹp và nụ cười rạng rỡ.

Bố mẹ có thể tham khảo các bài viết khác về chăm sóc răng miệng cho bé tại link sau: https://www.facebook.com/pg/mamnho.vn/photos/?tab=album&album_id=593435527519042

Cám ơn các bác sĩ của Nha khoa Sentosa

 đã cố vấn chuyên môn cho Mầm Nhỏ để hoàn thành bài viết này. Đây cũng là phòng khám nha khoa mà Mầm Nhỏ luôn ưu tiên giới thiệu với các bố mẹ, với đội ngũ bác sĩ cực kỳ vui tình và thân thiện với trẻ nhỏ, 100% miễn phí khám và nhổ răng sữa cho các bạn nhỏ luôn.

Nguồn tham khảo:
http://www.nutrition.org.vn/.../Fluor--mot-vi-chat-can...
https://www.healthychildren.org/.../FAQ-Fluoride-and...
http://www.babycentre.co.uk/.../caring-for-your-babys...
http://www.babycenter.com/2_how-to-care-for-your-babys

Bài viết liên quan

GỢI Ý CHO BỐ MẸ CÁCH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT CỦA CON VỚI BẠN BÈ

GỢI Ý CHO BỐ MẸ CÁCH GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT CỦA CON VỚI BẠN BÈ

Mẹ và bé

Tranh cãi, xích mích trong lúc chơi với nhau là điều rất phổ biến ở những đứa trẻ, điển hì
Xem chi tiết
NÓI SAO ĐỂ TRẺ THÍCH NÓI CHUYỆN VỚI BẠN?

NÓI SAO ĐỂ TRẺ THÍCH NÓI CHUYỆN VỚI BẠN?

Mẹ và bé

NÓI SAO ĐỂ TRẺ THÍCH NÓI CHUYỆN VỚI BẠN? 😍😍 💁‍♀💁‍♂ Chắc hẳn nhiều bố mẹ cũn
Xem chi tiết
LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON HÌNH THÀNH NẾP SỐNG NGĂN NẮP, GỌN GÀNG?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CON HÌNH THÀNH NẾP SỐNG NGĂN NẮP, GỌN GÀNG?

Mẹ và bé

Một trong những điều khiến bố mẹ vô cùng đau đầu là làm thế nào để con giữ cho phòng của
Xem chi tiết
0946 626 646