Loading Loading

CÓ NÊN SỬ DỤNG BỈM HAY XI TÈ?

CÓ NÊN SỬ DỤNG BỈM HAY XI TÈ?

Câu trả lời của chúng mình là có nên sử dụng bỉm. Và chi tiết thì đầu tiên chúng ta hãy tìm hiểu bỉm được làm từ gì, có chất gì gây hại không đã?

BỈM/ TÃ DÁN ĐƯỢC LÀM TỪ GÌ?
Bỉm trông có vẻ đơn giản nhưng trong đó chứa nhiều vật liệu, chất liệu hơn bạn nghĩ. Thường trong bỉm sẽ có các chất cơ bản sau:

Lớp lót bên ngoài, được làm từ màng polyethylene thường dùng trong quần áo lót và những thứ tương tự nên hoàn toàn an toàn cho da bé.

Phần lõi của bỉm thường là bột gỗ và các polymer siêu thấm. Phần lõi này có thể thoát ra ngoài qua phần lớp lót và để lại những hạt nhỏ trên da bé.

Thuốc nhuộm để in hình các nhân vật hoạt hình, chữ hoặc hình ảnh khác trên bỉm.
Nước hoa, mùi thơm ở giữa lõi và lớp ngoài.

CÁC HÓA CHẤT TRONG BỈM CÓ AN TOÀN KHÔNG?
Sodium polyacrylate: Theo các bảng dữ liệu an toàn vật liệu khác nhau, natri polyacrylate trong tã là ở mức trung bình. Hít phải các hạt nhỏ có thể gây kích ứng đường hô hấp, nhưng nó được coi là không độc hại.

Sodium polyacrylate không gây kích ứng da bởi vì nó là polymer nên dính chặt với nhau trong các chuỗi quá to để có thể hấp thụ qua da. Tuy nhiên, natri polyacrylate đôi khi bị lẫn với một lượng nhỏ axit acrylic, một chất còn lại từ quá trình sản xuất.

Theo lý thuyết, axit acrylic với liều lượng lớn có thể gây hại cho làn da của em bé. Nhưng theo một báo cáo năm 2009 trong Tạp chí Y học về Độc tính và Sức khoẻ Môi trường, lượng axit acrylic trong tã lót không đến mức lo ngại (Nghiên cứu được tài trợ bởi Procter & Gamble, nhà sản xuất tã lót lớn).

Những người cảnh báo chống lại sự nguy hiểm của bỉm thường nói rằng sodium polyacrylate có thể gây phản ứng dị ứng cho da. Tuy nhiên, các phản ứng như vậy thế có vẻ rất hiếm.

Thuốc nhuộm: Thuốc nhuộm được sử dụng trong tã thường an toàn. Nhưng trong một số ít trường hợp, một số thuốc nhuộm đã gây ra phản ứng dị ứng ở trẻ sơ sinh.

Nước hoa: Một số em bé nhạy cảm với citral và các loại nước hoa khác trong tã, mặc dù các phản ứng dị ứng thật sự dường như không phổ biến. Theo một báo cáo năm 2009 trong Tạp chí Y học về Độc tính và Sức khoẻ Môi trường, lượng citral trong tã quá thấp để gây ra bất kỳ rắc rối nào.

Dioxins: Bột gỗ trong tã sẽ có thể chứa các chất hoá học có thể gây lo ngại, trong đó có dioxin được tạo ra khi bột giấy được tẩy bằng chlorine – chất được biết là gây ung thư ở người.

Hầu hết các tã lót dùng một lần mang một lượng nhỏ dioxin. Một số người lo ngại rằng chất dioxin phát hiện trong các tã lót dùng một lần đã bị vứt đi sẽ làm ô nhiễm nước ngầm gần các bãi chôn lấp. Tuy nhiên, lượng dioxin trong tã không đủ để đe dọa sức khoẻ của trẻ. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Environmental Health Perspectives năm 2002 ước tính rằng trẻ em tiếp xúc với hàng ngàn nếu không phải hàng triệu lần dioxin nhiều hơn trong đồ ăn, vì Dioxin có ở mọi nơi trong môi trường, và chúng có trong mọi thứ chúng ta ăn, đặc biệt là chất béo động vật.

Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng các loại dioxin nguy hiểm nhất - các dạng có nguy cơ gây ung thư và các bệnh khác - không hề xuất hiện trong tã.

CÁC BÁC SĨ NÓI GÌ VỀ BỈM?
Nhìn chung, bác sĩ nhi khoa và các chuyên gia khác nói rằng tã lót dùng một lần là có lợi vì: bảo vệ da trẻ sơ sinh mà không gây ra nhiều phiền toái, rắc rối, hoặc lý do lo lắng.

CHỌN VÀ DÙNG BỈM THẾ NÀO?
Tuy nhiên, nhiều bé sẽ có cơ địa nhạy cảm, dễ bị hăm tã khi sử dụng bỉm. Để hạn chế tình trạng này, bố mẹ có thể làm các cách sau:

- Nên tìm các loại tã không có thuốc nhuộm, không có mùi thơm, không có clo bằng cách xem thông tin về thành phần của tã dán ở ngoài bao bì.

- Thay bỉm thường xuyên ngay khi bỉm đầy nước tè hoặc bé đi ị. Một số bỉm cao cấp có vạch màu ở ngoài để khi vạch chuyển màu, bố mẹ biết là nên thay bỉm. Nếu không thì bố mẹ chỉ cần nhìn, ngửi và “sờ” là đã biết lúc nào nên thay bỉm cho bé. Buổi ngày dùng bỉm ko nên quá 4 tiếng/ bỉm, buổi đêm thì có thể dùng bỉm quần loại tốt cả đêm để cả nhà cùng ngủ ngon, không cần quá lo lắng phải dậy thay bỉm cho bé.

- Khi thay bỉm nên vệ sinh cho bé bằng nước. Mẹ có thể dùng khăn xô nhúng qua nước ấm (vào mùa đông) để da bé sạch sẽ trước khi đóng bỉm mới vào.

- Sử dụng kem chống hăm bôi cho bé sau khi tắm để bảo vệ da. Kinh nghiệm của chúng mình là các bé thường chỉ cần kem hăm khi bị hăm, bình thường không cần bôi thường xuyên.

- Nếu có thể hạn chế bỉm mà bé vui vẻ, mẹ thoải mái thì nên làm. Ví dụ buổi ngày ở nhà cho bé tè rồi thay quần, lau nhà, mẹ không cảm thấy bực bội thì nên làm.

- Về xi tè, quan điểm của chúng mình là nếu mẹ nào thấy việc này phù hợp với mình thì làm, không phù hợp thì thôi. Một vài mẹ sẽ không thoải mái khi xi tè bởi “không xi thì đi mà xi mãi thì lại chẳng đi” hay gián đoạn lúc các bé đang mải chơi lại gọi đi tè không tè ra quần làm các bé mất tập trung…. Các quan điểm khác về việc hại bàng quang nếu không xi tè, bỉm có hại gây vô sinh, dùng bỉm khiến bé lâu biết đi vệ sinh chủ động… thì đều không có nghiên cứu nào đủ uy tín mà chúng mình biết nên chúng mình không bàn luận.

Tóm lại là, dùng bỉm chỉ tốn ví của bố mẹ thôi. Hãy dùng bỉm để mẹ nhàn, con vui nhé!

Bài viết liên quan

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

NHỮNG ĐIỀU CON CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐI MẪU GIÁO

Mẹ và bé

🏣🏫 BÉ CẦN CHUẨN BỊ TRƯỚC NHỮNG GÌ ĐỂ CÓ THỂ NHANH THÍCH NGHI VỚI MÔI TRƯỜNG MẪU GIÁO?
Xem chi tiết
CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

CÓ NÊN TẮM NẮNG, BỔ SUNG VITAMIN D CHO BÉ KHÔNG?

Mẹ và bé

🤔Tắm nắng hay không tắm nắng? 🤔Bổ sung vitamin D hay không? 🤔Bé bú mẹ hoàn toàn, tắm nắng
Xem chi tiết
SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

SỮA MẸ HAY SỮA CÔNG THỨC?

Mẹ và bé

Thứ tự ưu tiên mà các tổ chức Y tế khuyến cáo bao giờ cũng là sữa mẹ, sữa mẹ khác an toàn
Xem chi tiết
0946 626 646