Loading Loading

TRƯỚC KHI DẠY CON VỀ TIỀN, BỐ MẸ HÃY TỰ TRẢ LỜI 5 CÂU HỎI NÀY.

TRƯỚC KHI DẠY CON VỀ TIỀN, BỐ MẸ HÃY TỰ TRẢ LỜI 5 CÂU HỎI NÀY.

Dạy con kiến thức về tiền bạc luôn là chủ đề gây nên nhiều tranh cãi. Nhiều phụ huynh cho rằng khi nói với con về tiền bạc là dạy hư con, nhưng lại có phụ huynh cho rằng việc dạy con về tiền bạc là cách cung cấp cho chúng ý tưởng, kiến thức về cách quản lý tiền bạc và xử lý các vấn đề về tài chính sau này.

Thế nhưng, hãy thử tưởng tượng một ngày đứa con chỉ mới 4, 5 tuổi thốt lên câu hỏi về tiền, bố mẹ sẽ phản ứng như thế nào? Mắng con, trả vờ như không nghe thấy hay cùng con ngồi xuống nói chuyện,…? Hoặc có thể, bố mẹ chưa biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào?

Vậy thì, trước khi dạy con về tiền, bố mẹ hãy trả lời 5 câu hỏi sau:

1. Tại sao phải dạy trẻ về tiền?

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một số trẻ em quản lý tiền tiêu vặt của mình tốt hơn những đứa khác không? Hoặc tại sao một số đứa trẻ bắt đầu đầu tư một phần tiền tiêu vặt của mình (ngay cả khi còn ít) ngay từ khi còn học tiểu học, trong khi những người khác phung phí vào những điều không đáng? Đó chính là sự khác biệt giữa hai bộ phận trẻ em: được giáo dục về tài chính và không.

Các chuyên gia tài chính tại Mỹ cho rằng một đứa trẻ càng học về tiền, tiết kiệm, đầu tư sớm, chúng sẽ trở thành những người quản lý tiền tốt hơn, có khả năng phân chia ngân sách cho từng khoản cần chi tiêu.

Và trách nhiệm của bố mẹ trong việc dạy con cái về tiền bạc cũng quan trọng và cần thiết như cách bố mẹ dạy con mình về giáo dục văn hóa và văn hóa tình dục.

2. Bắt đầu nói chuyện về tiền khi con bao nhiêu tuổi?

Nhiều phụ huynh nghĩ không nên nói chuyện về tiền với con khi con còn quá nhỏ. Họ cho rằng: trẻ em không nên mang gánh nặng trách nhiệm xử lý tiền bạc.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhờ khả năng quan sát mà trẻ em đã tự hình thành và xây dựng thái độ, thói quen về tiền từ rất sớm.

Không có con số chính xác về độ tuổi mà bạn nên nói chuyện về tiền với con, thế nhưng không có gì là quá sớm cả. Hãy quan sát sự phát triển và tư duy của con về vấn đề này.

Thậm chí, ngay từ khi trẻ 3 tuổi, bố mẹ đã có thể bước đầu nói chuyện về tiền với con, như: cách nhận biết tiền, sự khác biệt giữa các đồng tiền, tiền có thể dùng để mua sắm, cần tiết kiệm tiền như thế nào,…

Ví dụ: khi con bạn muốn bạn mua một món đồ chơi, hãy giải thích cho chúng về giá cả, về việc ảnh hưởng của món đồ đó đến tài chính của gia đình,…

3. Tại sao bố mẹ không muốn nói chuyện về tiền với con?

Tiền là một chủ đề nhạy cảm và đôi khi là điều cấm kỵ trong gia đình. Có thể, chính bố mẹ không cảm thấy tự tin khi thảo luận về tiền cùng với con, bối rối vì tài chính và cách quản lý tài chính của mình không ổn.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng dù bạn biết về tiền ít như thế nào thì bạn vẫn luôn biết nhiều hơn con của mình. Và những bài học nhỏ cũng có tác dụng lớn.

Chẳng hạn, những đứa trẻ mới lớn của bạn không biết sự khác biệt giữa tài khoản tiết kiệm và thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng không phải là tiền có sẵn, đó là khoản vay và chúng phải trả lãi suất. Hãy giúp con tránh xa những rắc rối về tiền bạc.

4. Có nên thường xuyên nói chuyện về tiền cùng con?

Nghiên cứu cho thấy nếu muốn điều gì có tác động đến con, hãy thường xuyên nói về điều đó, và chủ đề tiền bạc cũng không ngoại lệ. 

Thật không may khi theo khảo sát của Fidelity, 49% người cho rằng họ chưa từng nhận được lời khuyên về tài chính từ bố mẹ.

Thậm chí, không phải trường học nào cũng có môn học về giáo dục tài chính – và những đứa trẻ cần lời khuyên và sự tư vấn từ chính bố mẹ mình.

Hãy thường xuyên trao đổi, cởi mở với con bạn về vấn đề này, nhưng hãy nhớ rằng đừng để chúng cảm thấy tiền là tất cả.

5. Nên nói câu chuyện về tiền với con ở đâu?

Bạn không cần ở nhà và dành hẳn một hay hai giờ đồng hồ để nói với con về chuyện tiền bạc. Hãy tận dụng những tình huống phát sinh: 

Khi ở nhà, bạn có thể có các cuộc thảo luận về tiền như: ưu, nhược điểm của các giao dịch khác nhau, tiết kiệm tối đa một số mặt hàng nhất định, tránh lãng phí,… điều này giúp tiền không phải là chủ đề cấm kỵ trong gia đình bạn.

Tại cửa hàng tạp hóa: từ việc cân sản phẩm, xác định chi phí, theo dõi phiếu giảm giá, so sánh tên nhãn hiệu, quy trình thanh toán… cũng là cơ hội tuyệt vời để con bạn học toán, tính tiền và kỹ năng quản lý, thành lập ngân sách.

Khi lái xe đến sân tập bóng đá, bạn cũng có thể nói với con cách mà các ngôi sao kiếm tiền.

Khi cả gia đình đang chuẩn bị cho một kỳ nghỉ, hãy cùng con đưa ra quyết định giữa mua pizza hay xúc xích, lựa chọn nơi nghỉ dưỡng,… điều này hoàn toàn có thể giúp trẻ học cách lập ngân sách, cách sắp xếp tầm quan trọng của các món đồ và tính tiết kiệm.

Dạy con về tiền thực sự là một điều thú vị, đừng khiến nó trở nên nặng nề hay trở thành điều cấm kỵ trong gia đình bạn. Hãy biến nó thành những khoảnh khắc học tập, những trò chơi thú vị và những thử thách đáng nhớ.

Bài viết Mầm nhỏ tham khảo từ nguồn:
https://cashmoneylife.com/teach-children-good-money-habits/
https://www.kiplinger.com/article/saving/T065-C002-S001-6-key-questions-before-you-teach-kids-about-money.html

Bài viết liên quan

KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC, CÓ HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC, BỐ MẸ NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?

KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC, CÓ HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC, BỐ MẸ NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?

Mẹ và bé

Không gì khiến bố mẹ trở nên mất bình tĩnh và có hành động bạo lực là trông thấy con mình
Xem chi tiết
BÍ KÍP GIỮ BÉ KHỎE MẠNH TRONG MÙA HÈ

BÍ KÍP GIỮ BÉ KHỎE MẠNH TRONG MÙA HÈ

Mẹ và bé

Thường thì các bố mẹ hay lo lắng về sức khỏe cho bé vào mùa đông hơn là mùa hè. Tuy nhiên, tr
Xem chi tiết
CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ SỐT NHƯ THẾ NÀO?

CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ SỐT NHƯ THẾ NÀO?

Mẹ và bé

Hầu hết các cơn sốt ở trẻ sẽ hết sau khoảng 48-72h, không cần dùng kháng sinh và có thể chăm
Xem chi tiết
0946 626 646