Bạn đã bao giờ nghe con mình, cháu mình nói dối chưa? Cảm giác của bạn khi nghe những lời nói dối của trẻ là gì? Có thể bạn sẽ rất bực bội và muốn xử lý trẻ ngay. Hoặc cũng có những người lớn sẽ dễ dàng bỏ qua ngay vì cho rằng trẻ con mà, nói cho vui thôi chứ nó có hiểu gì đâu.
Những đứa trẻ học cách nói dối từ chính người lớn chúng ta. Những lời nói dối của trẻ tưởng chừng vô hại nhưng nếu không có sự can thiệp hợp lý kịp thời có thể dẫn đến sự lệch lạc về tính cách, nhân cách sau này của trẻ. Trẻ càng nhỏ các bạn càng dễ can thiệp và điều chỉnh những hành vi của trẻ cho phù hợp, nếu để kéo dàimọi sự kiểm soát đôi khi nằm ngoài tầm tay của chính chúng ta. Lúc đấy mọi việc không còn nằm ở nói dối mà sẽ là sự lừa gạt, trộm cắp....
Có phải lời nói dối nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực hay không? Và làm thế nào để những đứa trẻ của bạn trở thành người trung thực, để chúng không còn nói dối? Mầm Nhỏ xin gửi tới các bố mẹ một bài viết rất tâm huyết của chị Đinh Thị Thu Hằng – nghiên cứu sinh giáo dục mầm non tại Nhật Bản và là cộng tác viên của Mầm Nhỏ.
TRẺ HỌC NÓI DỐI TỪ AI?
Đôi khi chúng ta sử dụng những lời nói dối để uốn nắn những sự thật nhằm giữ sự cân đối cho các mối quan hệ xã hội. Nhân cách của trẻ dần được hình thành trong quá trình chúng lớn lên trong xã hội. Chúng quan sát những gì những người xung quanh chúng làm, những gì chúng được hỗ trợ để tồn tại trong thế giới. Thực tế là NHỮNG ĐỨA TRẺ HỌC CÁCH NÓI DỐI TỪ CHÍNH NGƯỜI LỚN CHÚNG TA. Có những lời nói dối mang ý nghĩa tiêu cực và cũng có những lời nói dối vô hại. Trẻ không thể tự mình PHÂN BIỆT HAI KIỂU NÓI DỐI NÀY RÕ RÀNG cũng như ý nghĩa, hậu quả của chúng; vì vậy chúng ta sẽ là người định hướng để sự trung thực của trẻ ngày càng phát triển, những hành vi nói dối tiêu cực không còn xuất hiện.
HÀNH VI NÓI DỐI CỦA TRẺ Ở CÁC LỨA TUỔI NHƯ THẾ NÀO?
Trẻ từ 2-4 tuổi: lúc này trẻ bắt đầu có hành vi nói dối khi ngôn ngữ và nhận thức của trẻ đã phát triển hơn giai đoạn dưới 2 tuổi (trẻ trong giai đoạn khám phá thế giới quanh chúng, chúng hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn cho sự tồn tại của mình). Lúc này những câu hỏi như: Có phải con làm bể cái lọ không, có phải con ăn cái bánh này không...sẽ có thể nhận được cậu trả lời như : Không phải con. Vì lúc này trẻ không muốn vướng vào những rắc rối với người lớn. Cách các bạn sử dụng âm điệu khi hỏi khiến chúng sợ. Chúng chỉ muốn làm mọi thứ trở nên nhẹ nhàng, an toàn, dĩ nhiên ai cũng thích sự vui vẻ thoải mái, không riêng gì những đứa trẻ.
Trẻ có thể học cách nói dối từ những năm còn nhỏ, thông thường tầm 3 tuổi trở lên. Đấy là lúc chúng nhận ra rằng bạn không thể biết tất cả mọi việc, vì vậy chúng có thể nói những điều không phải sự thật mà không hề biết rằng bạn dư sức biết chúng đang nói dối.
Đến năm 4-6, trẻ nói dối nhiều hơn. Chúng có thể kết hợp cả điệu bộ cơ thể lẫn âm vực giọng nói nhằm tạo cho việc nói dối của mình có cơ sở và khiến người nghe tin hơn.
Trẻ vẫn có sự mơ hồ về thật và ảo (3-7 tuổi), chúng tạo ra những thế giới tưởng tượng của riêng mình trong khi chơi (chơi đóng vai...). Thỉnh thoảng, chúng KHÔNG TÁCH BẠCH RÕ RÀNG NHỮNG GÌ ĐANG DIỄN RA TRONG TRÒ CHƠI VÀ THẾ GIỚI THẬT. Người lớn chúng ta đôi khi thấy những điều đó thật đáng yêu. Trẻ tin vào ông già Noel, tiên răng. Và rõ ràng rằng chính chúng ta cũng không muốn dập tắt những tưởng tượng tuyệt vời đấy mặc dù chúng ta biết điều đấy vốn không có thật. Giai đoạn này những kỹ năng về ngôn ngữ của trẻ bắt đầu nổi bật, trẻ biết cách sử dụng câu, biết mô tả và trò chuyện với người khác. Trẻ đang cố thể hiện sự độc lập của mình.
Về mặt tâm lý, những đứa trẻ trong suốt giai đoạn của sự phát triển có sự tưởng tượng rất bay bổng. Ở lứa tuổi này trẻ nhận thức khá lung lay về những khái niệm như sự thành thật, sự mơ mộng, điều ước, điều kỳ diệu và nỗi sợ. Trẻ mô tả sự trừu tượng của chúng và CỐ GẮNG ĐƯA NHỮNG ĐIỀU ẤY VÀO CUỘC SỐNG THỰC. Do đó, chúng hay tự bịa ra những câu chuyện và nhiều khi không may phải nhận hình phạt cho việc làm này. Trong khi bố mẹ và thầy cô nhìn nhận sự việc dưới con mắt nghiêm trọng thì những đứa trẻ không thể hiểu lý do cho điều đấy. Chúng ta nên nhìn nhận tích cực rằng nếu những nhân vật từ phim, truyện như Người Nhện, Superman đều là những sản phẩm của sự tưởng tượng, và chúng có những thành tựu được thừa nhận, Harry Potter thắng các giải thưởng về truyện và phim quan trọng. Vậy tại sao sự tưởng tưởng và những câu chuyện của trẻ đôi khi lại bị chê cười và phủ nhận?
Trẻ giai đoạn 5-8 tuổi: giai đoạn này trẻ sẽ nói dối nhiều hơn, lúc này những lời nói dối sẽ liên quan đến trường học, về lớp học, bài tập về nhà, giáo viên và bạn bè. Lúc này đề cập đến việc nói dối sẽ khó hơn, thậm chí chúng trở nên chuyên nghiệp hơn trong những lần nói dối. Khi trẻ đến tuổi đế trường, chúng nói dối thường xuyên hơn, những lời nói dối lúc này khó bị phát hiện hơn do vốn ngôn ngữ cũng như khả năng nhận biết những người xung quanh nghĩ gì của trẻ tăng lên.
“Những quy định và trách nhiệm của trẻ giai đoạn này nhiều hơn. Đấy chính là kết quả vì sao trẻ thường xuyên nói dối để qua mặt những người đòi hỏi chúng quá nhiều, hơn khả năng của chúng” (Elisabeth Berger, chuyên gia tư vấn cho cha mẹ, tâm lý trẻ và là tác giả của tác phẩm Raising Kids with Character)
KHI NÀO PHẢI LƯU TÂM ĐẾN NHỮNG LỜI NÓI DỐI CỦA TRẺ?
- Những đứa trẻ nói dối để lấy đồ của người khác và không hề tỏ ra hối lỗi.
- Những đứa trẻ nói dối và không có nhiều bạn, không muốn chơi với các bạn trong nhóm có thể có lòng tự trọng thấp và trở nên chán nản, phiền muộn.
- Những đứa trẻ nói dối và có những vấn đề về hành vi ngay tại thời điểm nói dối đấy, ví dụ như ném hay để những đồ vật vào lửa, có vấn đề về giấc ngủ, có những hành động ác ý với các con vật hoặc rất hiếu động, đây là những hành vi có thể có những vấn đề về tâm lý.
LÀM SAO ĐỂ PHÁT HIỆN TRẺ ĐANG NÓI DỐI?
Vì sao bạn phát hiện ra hành vi nói dối của trẻ: rất đơn giản vì những biểu hiện của trẻ không thể nào qua mắt được người lớn chúng ta, từ ánh mắt đến điệu bộ. Sự lưỡng lự trong cách diễn đạt của trẻ thường hay nói lên rằng chúng đang giấu sự thật nào đó, những đứa trẻ không có khả năng diễn tả những suy nghĩ của chúng thông qua những từ ngữ hiệu quả. Một phần do sự phát triển ngôn ngữ của trẻ còn non nớt cùng với sự mâu thuẫn trong tư tưởng, và một phần do những nỗi sợ.
VÌ SAO TRẺ NÓI DỐI?
Theo nghiên cứu của học viện tâm lý trẻ em và trẻ vị thành niên, người ta đã chỉ ra rằng việc nói dối của người lớn và trẻ em đều xuất phát từ những nguyên nhân như:
+ Để thoát khỏi những rắc rối
+ Vì những cạnh tranh cá nhân
+ Để bảo vệ ai đấy
+ Để tỏ ra lịch thiệp trong giao tiếp hơn (ví dụ bạn đến nhà ai đấy, người ta mời bạn ăn cơm, mặc dù bạn chưa ăn nhưng khi được hỏi bạn vẫn nói là mình ăn rồi)
+ DO SỰ NGHIÊM KHẮC CỦA BỐ MẸ: Nỗi sợ chính là nguyên nhân thúc đẩy cho hành vi nói dối của trẻ. Những đứa trẻ sợ làm trái ý, làm bố mẹ và thầy cô bực mình, chúng sợ những hình phạt và sự thiếu thiện ý, không có đặc ân. Trẻ có khi bị phạt cho dù chúng phạm những lỗi nhỏ. Vì vậy nỗi sợ gần như là nguyên nhân chính thúc đẩy sự nói dối của trẻ.
+ Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn
+ Làm bản thân trở nên tuyệt vời hơn để thu hút sự chú ý, ngưỡng mộ của người khác, thậm chí ngay cả khi chúng biết rằng bạn biết sự thật.
+ KHI BỐ MẸ ĐẶT KÌ VỌNG Ở TRẺ QUÁ CAO. Ví dụ: Trẻ có thể nói dối về điểm số, trình độ của chúng nếu bố mẹ luôn cho rằng chúng luôn là học sinh tốt ở trường hơn khả năng thực tế của chúng
+ Thường hay chịu những hình thức kỷ luật không nhất quán
+ Không nhận được sự khen ngợi, khích lệ và những phần thưởng
+ Gặp áp lực từ những người bạn, và trẻ buộc phải nói dối để làm hài lòng hoặc tuân thủ nội quy của nhóm. Trẻ có thể nói dối để lấy lòng bạn, để bạn chơi với mình
Vậy làm thế nào để xử lí khi trẻ nói dối, tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ nói dối và khuyến khích trẻ nói ra sự thực, trung thực mà không phá vỡ sự sáng tạo, trí tưởng tượng của trẻ. Bài viết tiếp theo về việc giải pháp xử lí khi trẻ nói dối sẽ được chúng mình post sớm nhé!
Những đứa trẻ học cách nói dối từ chính người lớn chúng ta. Những lời nói dối của trẻ tưởng chừng vô hại nhưng nếu không có sự can thiệp hợp lý kịp thời có thể dẫn đến sự lệch lạc về tính cách, nhân cách sau này của trẻ. Trẻ càng nhỏ các bạn càng dễ can thiệp và điều chỉnh những hành vi của trẻ cho phù hợp, nếu để kéo dàimọi sự kiểm soát đôi khi nằm ngoài tầm tay của chính chúng ta. Lúc đấy mọi việc không còn nằm ở nói dối mà sẽ là sự lừa gạt, trộm cắp....
Có phải lời nói dối nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực hay không? Và làm thế nào để những đứa trẻ của bạn trở thành người trung thực, để chúng không còn nói dối? Mầm Nhỏ xin gửi tới các bố mẹ một bài viết rất tâm huyết của chị Đinh Thị Thu Hằng – nghiên cứu sinh giáo dục mầm non tại Nhật Bản và là cộng tác viên của Mầm Nhỏ.
TRẺ HỌC NÓI DỐI TỪ AI?
Đôi khi chúng ta sử dụng những lời nói dối để uốn nắn những sự thật nhằm giữ sự cân đối cho các mối quan hệ xã hội. Nhân cách của trẻ dần được hình thành trong quá trình chúng lớn lên trong xã hội. Chúng quan sát những gì những người xung quanh chúng làm, những gì chúng được hỗ trợ để tồn tại trong thế giới. Thực tế là NHỮNG ĐỨA TRẺ HỌC CÁCH NÓI DỐI TỪ CHÍNH NGƯỜI LỚN CHÚNG TA. Có những lời nói dối mang ý nghĩa tiêu cực và cũng có những lời nói dối vô hại. Trẻ không thể tự mình PHÂN BIỆT HAI KIỂU NÓI DỐI NÀY RÕ RÀNG cũng như ý nghĩa, hậu quả của chúng; vì vậy chúng ta sẽ là người định hướng để sự trung thực của trẻ ngày càng phát triển, những hành vi nói dối tiêu cực không còn xuất hiện.
HÀNH VI NÓI DỐI CỦA TRẺ Ở CÁC LỨA TUỔI NHƯ THẾ NÀO?
Trẻ từ 2-4 tuổi: lúc này trẻ bắt đầu có hành vi nói dối khi ngôn ngữ và nhận thức của trẻ đã phát triển hơn giai đoạn dưới 2 tuổi (trẻ trong giai đoạn khám phá thế giới quanh chúng, chúng hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn cho sự tồn tại của mình). Lúc này những câu hỏi như: Có phải con làm bể cái lọ không, có phải con ăn cái bánh này không...sẽ có thể nhận được cậu trả lời như : Không phải con. Vì lúc này trẻ không muốn vướng vào những rắc rối với người lớn. Cách các bạn sử dụng âm điệu khi hỏi khiến chúng sợ. Chúng chỉ muốn làm mọi thứ trở nên nhẹ nhàng, an toàn, dĩ nhiên ai cũng thích sự vui vẻ thoải mái, không riêng gì những đứa trẻ.
Trẻ có thể học cách nói dối từ những năm còn nhỏ, thông thường tầm 3 tuổi trở lên. Đấy là lúc chúng nhận ra rằng bạn không thể biết tất cả mọi việc, vì vậy chúng có thể nói những điều không phải sự thật mà không hề biết rằng bạn dư sức biết chúng đang nói dối.
Đến năm 4-6, trẻ nói dối nhiều hơn. Chúng có thể kết hợp cả điệu bộ cơ thể lẫn âm vực giọng nói nhằm tạo cho việc nói dối của mình có cơ sở và khiến người nghe tin hơn.
Trẻ vẫn có sự mơ hồ về thật và ảo (3-7 tuổi), chúng tạo ra những thế giới tưởng tượng của riêng mình trong khi chơi (chơi đóng vai...). Thỉnh thoảng, chúng KHÔNG TÁCH BẠCH RÕ RÀNG NHỮNG GÌ ĐANG DIỄN RA TRONG TRÒ CHƠI VÀ THẾ GIỚI THẬT. Người lớn chúng ta đôi khi thấy những điều đó thật đáng yêu. Trẻ tin vào ông già Noel, tiên răng. Và rõ ràng rằng chính chúng ta cũng không muốn dập tắt những tưởng tượng tuyệt vời đấy mặc dù chúng ta biết điều đấy vốn không có thật. Giai đoạn này những kỹ năng về ngôn ngữ của trẻ bắt đầu nổi bật, trẻ biết cách sử dụng câu, biết mô tả và trò chuyện với người khác. Trẻ đang cố thể hiện sự độc lập của mình.
Về mặt tâm lý, những đứa trẻ trong suốt giai đoạn của sự phát triển có sự tưởng tượng rất bay bổng. Ở lứa tuổi này trẻ nhận thức khá lung lay về những khái niệm như sự thành thật, sự mơ mộng, điều ước, điều kỳ diệu và nỗi sợ. Trẻ mô tả sự trừu tượng của chúng và CỐ GẮNG ĐƯA NHỮNG ĐIỀU ẤY VÀO CUỘC SỐNG THỰC. Do đó, chúng hay tự bịa ra những câu chuyện và nhiều khi không may phải nhận hình phạt cho việc làm này. Trong khi bố mẹ và thầy cô nhìn nhận sự việc dưới con mắt nghiêm trọng thì những đứa trẻ không thể hiểu lý do cho điều đấy. Chúng ta nên nhìn nhận tích cực rằng nếu những nhân vật từ phim, truyện như Người Nhện, Superman đều là những sản phẩm của sự tưởng tượng, và chúng có những thành tựu được thừa nhận, Harry Potter thắng các giải thưởng về truyện và phim quan trọng. Vậy tại sao sự tưởng tưởng và những câu chuyện của trẻ đôi khi lại bị chê cười và phủ nhận?
Trẻ giai đoạn 5-8 tuổi: giai đoạn này trẻ sẽ nói dối nhiều hơn, lúc này những lời nói dối sẽ liên quan đến trường học, về lớp học, bài tập về nhà, giáo viên và bạn bè. Lúc này đề cập đến việc nói dối sẽ khó hơn, thậm chí chúng trở nên chuyên nghiệp hơn trong những lần nói dối. Khi trẻ đến tuổi đế trường, chúng nói dối thường xuyên hơn, những lời nói dối lúc này khó bị phát hiện hơn do vốn ngôn ngữ cũng như khả năng nhận biết những người xung quanh nghĩ gì của trẻ tăng lên.
“Những quy định và trách nhiệm của trẻ giai đoạn này nhiều hơn. Đấy chính là kết quả vì sao trẻ thường xuyên nói dối để qua mặt những người đòi hỏi chúng quá nhiều, hơn khả năng của chúng” (Elisabeth Berger, chuyên gia tư vấn cho cha mẹ, tâm lý trẻ và là tác giả của tác phẩm Raising Kids with Character)
KHI NÀO PHẢI LƯU TÂM ĐẾN NHỮNG LỜI NÓI DỐI CỦA TRẺ?
- Những đứa trẻ nói dối để lấy đồ của người khác và không hề tỏ ra hối lỗi.
- Những đứa trẻ nói dối và không có nhiều bạn, không muốn chơi với các bạn trong nhóm có thể có lòng tự trọng thấp và trở nên chán nản, phiền muộn.
- Những đứa trẻ nói dối và có những vấn đề về hành vi ngay tại thời điểm nói dối đấy, ví dụ như ném hay để những đồ vật vào lửa, có vấn đề về giấc ngủ, có những hành động ác ý với các con vật hoặc rất hiếu động, đây là những hành vi có thể có những vấn đề về tâm lý.
LÀM SAO ĐỂ PHÁT HIỆN TRẺ ĐANG NÓI DỐI?
Vì sao bạn phát hiện ra hành vi nói dối của trẻ: rất đơn giản vì những biểu hiện của trẻ không thể nào qua mắt được người lớn chúng ta, từ ánh mắt đến điệu bộ. Sự lưỡng lự trong cách diễn đạt của trẻ thường hay nói lên rằng chúng đang giấu sự thật nào đó, những đứa trẻ không có khả năng diễn tả những suy nghĩ của chúng thông qua những từ ngữ hiệu quả. Một phần do sự phát triển ngôn ngữ của trẻ còn non nớt cùng với sự mâu thuẫn trong tư tưởng, và một phần do những nỗi sợ.
VÌ SAO TRẺ NÓI DỐI?
Theo nghiên cứu của học viện tâm lý trẻ em và trẻ vị thành niên, người ta đã chỉ ra rằng việc nói dối của người lớn và trẻ em đều xuất phát từ những nguyên nhân như:
+ Để thoát khỏi những rắc rối
+ Vì những cạnh tranh cá nhân
+ Để bảo vệ ai đấy
+ Để tỏ ra lịch thiệp trong giao tiếp hơn (ví dụ bạn đến nhà ai đấy, người ta mời bạn ăn cơm, mặc dù bạn chưa ăn nhưng khi được hỏi bạn vẫn nói là mình ăn rồi)
+ DO SỰ NGHIÊM KHẮC CỦA BỐ MẸ: Nỗi sợ chính là nguyên nhân thúc đẩy cho hành vi nói dối của trẻ. Những đứa trẻ sợ làm trái ý, làm bố mẹ và thầy cô bực mình, chúng sợ những hình phạt và sự thiếu thiện ý, không có đặc ân. Trẻ có khi bị phạt cho dù chúng phạm những lỗi nhỏ. Vì vậy nỗi sợ gần như là nguyên nhân chính thúc đẩy sự nói dối của trẻ.
+ Làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn
+ Làm bản thân trở nên tuyệt vời hơn để thu hút sự chú ý, ngưỡng mộ của người khác, thậm chí ngay cả khi chúng biết rằng bạn biết sự thật.
+ KHI BỐ MẸ ĐẶT KÌ VỌNG Ở TRẺ QUÁ CAO. Ví dụ: Trẻ có thể nói dối về điểm số, trình độ của chúng nếu bố mẹ luôn cho rằng chúng luôn là học sinh tốt ở trường hơn khả năng thực tế của chúng
+ Thường hay chịu những hình thức kỷ luật không nhất quán
+ Không nhận được sự khen ngợi, khích lệ và những phần thưởng
+ Gặp áp lực từ những người bạn, và trẻ buộc phải nói dối để làm hài lòng hoặc tuân thủ nội quy của nhóm. Trẻ có thể nói dối để lấy lòng bạn, để bạn chơi với mình
Vậy làm thế nào để xử lí khi trẻ nói dối, tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ nói dối và khuyến khích trẻ nói ra sự thực, trung thực mà không phá vỡ sự sáng tạo, trí tưởng tượng của trẻ. Bài viết tiếp theo về việc giải pháp xử lí khi trẻ nói dối sẽ được chúng mình post sớm nhé!