Loading Loading

NÓI TỤC CHỬI BẬY Ở TRẺ: CÓ “NGUY HIỂM” KHÔNG? VÌ SAO TRẺ LẠI NÓI TỤC? và CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ?

NÓI TỤC CHỬI BẬY Ở TRẺ: CÓ “NGUY HIỂM” KHÔNG? VÌ SAO TRẺ LẠI NÓI TỤC? và CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ?

Tình huống khiến một người làm cha mẹ xấu hổ nhất có thể là giữa bữa cơm gia đình có bạn bè, họ hàng, đứa con ba tuổi đột nhiên bảo “mẹ mày”. Chúng ta có thể nghĩ là nó hư hỏng, bố mẹ không dạy dỗ con tử tế, sau này nó sẽ không ra gì… Nhưng sự thật có phải thế không? Hãy tìm hiểu xem vì sao trẻ lại nói tục nhé!

 VÌ SAO TRẺ NÓI TỤC?
Trẻ con đang học nói tục từ rất sớm. Timothy Jay, một giáo sư tâm lý cho rằng việc trẻ em nói tục nhiều hơn bởi vì từ năm 1980 trở lại đây, người lớn đã nói tục nhiều hơn và những từ nói tục thông thường ngày càng nhiều hơn.

 TRẺ DƯỚI 3 TUỔI
Nếu trẻ nhỏ nói tục trước năm 2 hay 3 tuổi, chúng chỉ thường lặp lại những từ chúng nghe. Bởi vì đang học sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, trẻ con sử dụng ngôn ngữ để “tạo ra âm thanh” và xem mọi người xung quanh phản ứng với từ đó thế nào. Thông qua những phản ứng đó, trẻ sẽ hiểu từ đó nghĩa là gì.

Khi lớn hơn một chút, trẻ nói tục vì những lí do khác nhau. Nếu chúng nghe một từ thường xuyên chúng có thể sẽ sử dụng chúng bởi vì chúng không hiểu rằng những từ đó là tục tĩu.
Có lẽ chúng đã được nghe những từ một người mà chúng hâm mộ. Và chúng nói tục bởi vì việc đó thật tuyệt. Hoặc đơn giản chỉ vì chúng thích âm thanh của từ đó.

Vậy, trước khi để tâm những lời nói tục của con, điều quan trọng hơn là nhận ra rằng trẻ thực ra chẳng hiểu chúng thực sự đang nói gì.

TRẺ TRÊN 3 TUỔI
Khi trẻ khoảng 3 tuổi trở lên, chúng sẽ bắt đầu nhận ra những từ nhất định là nói tục và có thể tự quyết định không nói tục. Nhưng chúng có thể vẫn sẽ thi thoảng nói những từ đó khi chúng sợ hãi, thất vọng hay muốn làm ai đó đau đớn.
Một vài trẻ thích nhận được sự chú ý khi nói tục và có thể sự dụng việc nói tục để “thể hiện” trước mặt bạn bè. Hơn nữa, khi bị phản ứng nặng nề khi nói tục, trẻ sẽ có xu hướng xem những từ đó là quan trọng và lặp lại những từ đó trong tương lai.

Trẻ con đang trong quá trình phát triển vốn từ vưng của mình và chúng giống như một chiếc máy lọc ngôn ngữ, thu nhận nhiều từ ngữ nhất có thể. Mặc dù chúng có thể không hiểu những từ đó nghĩa là gì, những từ tục tĩu thường được tiếp nhận với sức mạnh rất lớn. Và chúng sẽ sử dụng những từ đó khi những từ bình thường là không đủ để “thể hiện”.

Điều khiến bố mẹ đau đầu là trẻ con thường nói tục trong những tình huống xấu hổ nhất – khi đi khám bác sĩ lần đầu, ở quầy thu ngân khi chúng ta nói rằng chúng không được mua kẹo hay trong lần đầu đi học, hay khi sếp của bố mẹ đến nhà ăn tối.

Trong những trường hợp như thế, trẻ có thể phải đối mặt với những kì vọng mới mẻ hoặc khác biệt, trải qua nỗi sợ, sự thất vọng hoặc nhận được ít sự chú ý hơn bình thường. Vì thế, khi bạn đang xao nhãng, thất vọng hay lo lắng, trẻ có thể sợ hãi ở mức độ cao hơn nhiều. Bởi vì chúng nghĩ rằng những từ tục tĩu là dùng trong những trường hợp khi không chắc nên nói gì tiếp.

VIỆC NÓI TỤC CÓ HẠI KHÔNG?
Có một điều rất rõ ràng rằng nói tục là một dạng quấy rầy bằng ngôn ngữ. Nhưng liệu việc nghe nói tục và nói tục có hại cho trẻ không?

Điều đáng ngạc nhiên là có rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Một nghiên cứu đã ghi lại 10.000 trường hợp chửi thề đã kết luận trong tất cả khả năng, bản thân nói tục chửi thề không có hại. Ví dụ, khi chúng ta nghe một đứa trẻ chửi thề, chúng ta thường nghĩ rằng trẻ thiếu kỉ luật và là kẻ bắt nạt, ảnh hưởng xấu đến trẻ khác. Nhưng thực tế là chửi thề chỉ có thể là do thiếu kỉ luật, do gia đình cởi mở quá, chứ không phải bản chất của trẻ là xấu. Trường hợp trẻ thường xuyên sống trong môi trường mà người xung quanh nói tục, sử dụng ngôn ngữ không tích cực và từ đó có xu hướng dùng nói tục chửi bậy để giải quyết vấn đề không nằm trong diện của bài viết này.

Có một nghiên cứu đã chứng minh việc nói tục có thể giúp giảm đau, khiến ta cảm thấy thoải mái hơn. Hơn nữa, trẻ thường chỉ nói tục như một hình thức thử nghiệm do học từ người lớn. Vì thế, có lẽ, bản thân việc nói tục không quá nặng nề như chúng ta nghĩ và chúng ta nên hướng trẻ nói những từ dễ chấp nhận, trong những hoàn cảnh nhất định.

GIẢI QUYẾT VIỆC TRẺ NÓI TỤC THẾ NÀO?

VỚI TRẺ DƯỚI 3 TUỔI:
Trẻ độ tuổi này thường vẫn chỉ nói tục vì bắt chước và chưa hiểu ý nghĩa của những từ mình nói. Vì thế, để ngăn ngừa, bố mẹ nên làm những cách sau:

- Cha mẹ hạn chế nói tục: Việc hạn chế này không phải chỉ là khi nói chuyện với con rồi khi nói chuyện điện thoại hoặc với bạn bè lại thản nhiên nói những từ tục tĩu. Trẻ nghe thấy tất cả những gì bạn nói. Nếu bạn nói từ “mẹ kiếp” và trẻ nghe thấy, có thể tối nay khi nói chuyện điện thoại với ông bà, chúng sẽ nói “mẹ kiếp”

- Kiểm soát những gì trẻ nghe và xem từ hàng xóm, người quen, bạn bè, ti vi, các video trên mạng… Nếu trẻ nghe người khác nói tục, hãy giải thích cho trẻ hiểu việc đó là như thế nào và bạn có khuyến khích việc đó không.

- Đưa ra thông điệp rõ ràng về việc nói tục: Có những người cho rằng người lớn thì được phép nói tục còn trẻ em thì không, việc này khiến trẻ cảm thấy khó hiểu và khó có thể nghe theo. Trong một nghiên cứu, khoảng 2/3 người lớn cấm con mình không được nói tục nhưng họ lại thường nói tục. Việc này khiến trẻ bị lẫn lộn giữa việc nói tục và khi nào thì nói tục là phù hợp. Vì thế, hãy đưa ra quan điểm rõ ràng về nói tục, và bản thân bạn cũng phải tuân thủ điều đó.

- Đừng tỏ ra thái quá khi trẻ nói tục: nhiều cha mẹ có thể cười cợt hoặc tức giận quá mức khi trẻ nói tục. Trẻ thường sẽ thích thu hút sự chú ý của bố mẹ nên có thể chúng sẽ tiếp tục nói tục chỉ vì phản ứng của bạn.

- Bình thản khi trẻ nói tục: Đừng để trẻ hiểu nhầm rằng việc nói tục là vui nhộn hay thú vị, thu hút được sự chú ý của bạn. Hãy nói rõ ràng với trẻ: “Chúng ta không sử dụng từ đó và mẹ không muốn nghe từ đó một lần nữa”. Hãy bỏ qua những từ đó và không phản ứng lại khi trẻ cố gắng nói lại từ đó trước mặt bạn lần nữa.

- Dạy bé những từ thay thế: nếu bé nói tục khi thất vọng, giận dữ, có thể tại bé bị lẫn lộn và không biết dùng từ gì. Hãy giúp trẻ tìm được từ ngữ khác thích hợp hơn để nói như “Con đang rất tức giận/ bực mình/ cáu…” Hay khi trẻ nói một từ nào đó vì cảm thấy nó vui nhộn, hãy tìm những từ láy vui vẻ để thay thế ví dụ như “cúc cu”, “lục bục”…

 VỚI TRẺ TRÊN 3 TUỔI:
Với những trẻ đã hiểu việc nói tục là không đúng và không được phép, việc xử lí khi trẻ nói tục cũng giống như những hành vi khác của trẻ. Ngoài việc hạn chế việc trẻ nghe nói tục từ bố mẹ, môi trường xung quanh như trên, bố mẹ có thể làm các việc sau:

- Đặt ra giới hạn được phép và không được phép: Có những từ nói tục không quá xấu và trong những trường hợp giận dữ, đau đớn, trẻ có thể được phép nói những từ đó. Nhưng tùy thuộc vào bạn, bạn có thể đưa ra những giới hạn cho trẻ về từ được nói và không bao giờ được nói, được phép nói tục ở đâu (trong phòng, trước mặt bố mẹ, không được nói tục khi có khách đến nhà, khi đi học…

- Giải thích cho trẻ hiểu từ ngữ có thể gây tổn thương: Khi bạn nói với trẻ rằng không được đánh hay quấy rối người khác, đừng quên là dùng ngôn ngữ không đúng cũng là một cách làm người khác tổn thương. Nếu thấy một nhân vật trên ti vi hay trong phim hoạt hình gọi người khác bằng những từ chế giễu, hay hỏi trẻ xem chúng có thể xử lí tình huống đó bằng cách khác như thế nào.

- Giải thích nghĩa của những từ tình dục: Nếu bé thường nói những từ tục về tình dục, hãy giải thích ngắn gọn cho bé hiểu. Ví dụ như “Từ đó chỉ hành vi quan hệ tình dục. Một vài người nghĩ rằng sử dụng những từ tục tĩu là thông minh bởi vì họ không biết tình dục là một phần tự nhiên của cuộc sống và chẳng có gì là bẩn thỉu, bí mật hay sai trái cả.” Để làm được thế, đầu tiên hãy chắc chắn rằng bạn sẵn sàng nói chuyện thẳng thắn với trẻ về giới tính và tình dục như một phần tự nhiên của cuộc sống.

- Giải thích cho trẻ hiểu người khác sẽ đánh giá mình qua từ ngữ: trẻ con thường nghĩ những từ nói tục có vẻ rất oách nhưng hãy giải thích cho trẻ hiểu là mọi người thường không ưa những người hay nói tục. Việc nói tục không chứng tỏ ai đó thông minh mà chứng tỏ họ không biết nhiều từ để nói.

- Tìm ra nguyên nhân trẻ nói tục: Nếu như bé nhà bạn thường nói tục trong khi trong nhà không ai nói tục, hãy tìm cơ hội nói chuyện với trẻ xem lí do tại sao. Hãy nói chuyện khi cả bạn và trẻ đều bình tĩnh, không chỉ trích nhau. Khi đã tìm ra lí do, hãy cố gắng tìm cách giúp bé giải quyết vấn đề.

Hi vọng qua bài viết này, các bố mẹ sẽ bình tĩnh và tỉnh táo hơn khi nghe con mình đột nhiên nói tục nhé! Chúc các bố mẹ và các bé luôn hạnh phúc! 

Nguồn tham khảo:
https://www.washingtonpost.com/.../kids-are-learning.../...
https://www.commonsensemedia.org/.../5-ways-to-talk-to...
http://www.cyh.com/HealthTopics/HealthTopicDetails.aspx...
https://www.psychologytoday.com/.../will-swearing-harm...

Bài viết liên quan

KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC, CÓ HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC, BỐ MẸ NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?

KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC, CÓ HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC, BỐ MẸ NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?

Mẹ và bé

Không gì khiến bố mẹ trở nên mất bình tĩnh và có hành động bạo lực là trông thấy con mình
Xem chi tiết
BÍ KÍP GIỮ BÉ KHỎE MẠNH TRONG MÙA HÈ

BÍ KÍP GIỮ BÉ KHỎE MẠNH TRONG MÙA HÈ

Mẹ và bé

Thường thì các bố mẹ hay lo lắng về sức khỏe cho bé vào mùa đông hơn là mùa hè. Tuy nhiên, tr
Xem chi tiết
CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ SỐT NHƯ THẾ NÀO?

CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ SỐT NHƯ THẾ NÀO?

Mẹ và bé

Hầu hết các cơn sốt ở trẻ sẽ hết sau khoảng 48-72h, không cần dùng kháng sinh và có thể chăm
Xem chi tiết
0946 626 646