Để có thể gửi đến bố mẹ những cuốn sách hay và bổ ích, chúng mình cũng luôn phải chọn lọc và tìm hiểu một cách cẩn thận và chau chuốt. Có rất nhiều những cuốn sách hay thật là hay, nhưng nếu chỉ nói là “sách hay lắm” thì chúng mình tin là rất rất ít bố mẹ sẽ mua về cho con đọc. Đơn giản bởi vì để biết là hay thì bố mẹ phải đọc trước đã, phải cảm nhận trước đã, thế nhưng, bố mẹ Việt mình hay BẬN lắm (cả lười nữa), nên là một cuốn sách cho dù hay thật là hay thì chỉ khi nó gắn với một “lợi ích” cụ thể nào đó, phổ biến là “cuốn sách này sẽ dạy cho con cái gì?” hay “con học được gì từ cuốn sách này”, hoặc ít là là kèm theo những lời “đe dọa ngọt ngào” kiểu như “nhất định phải đọc với con trước khi vào lớp 1”, hay “không thể không đọc cùng con nếu muốn con thông minh”… thì thường là sẽ có nhiều người đọc và đi đến quyết định mua sách hơn.
Bố mẹ có thể/có phải/có “vinh hạnh” đọc một cuốn sách cho con nghe đến 1 nghìn hay chậm chí vài nghìn lần không
Nếu bố mẹ chưa từng có trải nghiệm về việc này thì có lẽ ai cũng sẽ cho rằng đó chỉ là một cách nói “giật tít” mà thôi. Nếu bố mẹ chưa từng yêu thích một cuốn sách nào đó đến nỗi nghĩ về nó trong từng suy nghĩ của mình, nhìn thấy nó trong mọi hình ảnh mà bạn nhìn thấy thì có lẽ bố mẹ cũng sẽ không bao giờ tin đó là một điều hoàn toàn bình thường và… có thật!
Và bài viết này chúng mình sẽ cùng tìm hiểu về câu hỏi: “Mỗi cuốn sách, bố mẹ có thể đọc cho con bao nhiêu lần?”
Có thể sẽ chẳng là lần nào nếu ngay từ đầu bố mẹ chọn sai sách cho con - một cuốn sách không phù hợp với độ tuổi, với sự phát triển nhận thức hay sở thích của con và chúng chỉ có gặm nát, xé rách hoặc vứt một chỗ không đọc, nếu bố mẹ mỗi lần mua sách cho con là một lần kèm theo “trọng trách nặng nề” kiểu “cố mà đọc cho hết”, “không đọc là lần sau bố mẹ không mua cho nữa đâu đấy”…
Có thể là vài lần nếu như mỗi lần đọc sách cùng con bạn tranh thủ nhồi nhét, cài cắm vào đó đủ các bài học đạo đức, giáo dục, dạy chữ, dạy số, học đọc, học kỹ năng sống… Khi bạn chỉ nhăm nhăm dùng những cuốn sách để “dạy” con và mong con “học” được điều gì đó. Mà thực chất bố mẹ lại không biết rằng, đối với cả người lớn chúng mình và nhất là bọn trẻ con thì đọc sách đơn giản là để giải trí, chứ không phải là "đọc vì cái gì?". Trong quá trình giải trí đó, mọi người sẽ khám phá chính mình và những điều mà mình yêu thích. Hầu hết bố mẹ đặt ra rất nhiều mục tiêu và kỳ vọng, nào là giúp con phát triển ngôn ngữ sớm, hiểu biết hơn, học chữ, biết đọc và phổ biến nhất là để "nuôi dưỡng tâm hồn", nhưng điều này là không hoàn toàn đúng đắn. Nó không có mấy tác dụng trong việc nuôi dưỡng tình yêu đọc sách, đặc biệt là cho trẻ nhỏ.
Có thể nhiều hơn vài lần nếu bố mẹ đọc sách cho con với suy nghĩ rằng “sách chỉ dành để đọc” và với một quy trình được “copy” từ ngày này sang ngày khác là “ngồi một chỗ, mở sách ra, đọc từ trang một tới trang cuối cùng”.
Nhưng bố mẹ hoàn toàn sẽ được “nếm thử” cảm giác đọc đi đọc lại, đọc mãi đọc mãi, càng đọc càng mê một cuốn sách/bộ sách nào đó nếu như bố mẹ biết rằng:
Mỗi cuốn sách thực ra là một kho trò chơi thú vị, những cuốn sách không chỉ để đọc mà còn là để chơi, các hoạt động mở rộng sau khi đọc là các trò chơi vận động có, thủ công mỹ thuật có và giúp con “học” thêm về từ vựng, câu văn, kĩ năng sống… cũng có. Quan trọng là tất cả đều là những trò chơi và để chơi với con thật vui thì các bố mẹ cũng phải đọc sách, phải hiểu sách và phải thích thú với cuốn sách. Mỗi một lần đọc sách gắn liền với một “trò chơi” như thế thì chuyện cả năm trời đọc đi đọc lại một cuốn sách là điều quá đỗi bình thường, chẳng có gì ghê gớm cả, phải không?
Chúng mình cũng hiểu, mỗi bố mẹ đều hầu hết vẫn loay hoay với việc đọc sách cho con mà có thể tìm được rất ít sự giúp đỡ, chỉ dẫn từ xung quanh. Vì thế, chúng mình vô cùng cảm động khi ở Việt Nam luôn có những bộ sách được xuất bản kèm theo “hướng dẫn sử dụng sách”. Không phải bố mẹ nào cũng sẽ cảm nhận được ngay điều tuyệt vời này, nhưng chúng mình biết, hẳn là các cô chú làm sách đã không chỉ làm sách để “bán sách” mà còn để có thêm thật nhiều những em nhỏ, những gia đình “yêu và hiểu cuốn sách” đó, tìm thấy niềm vui và những điều thú vị khi cùng nhau khám phá cuốn sách bằng những hoạt động vừa vui vừa gắn bó gia đình.
Đọc sách cùng con là một “công việc” bố mẹ nào cũng có thể làm được và đặc biệt nên làm, thế nhưng, bố mẹ có làm “công việc” đó một cách tốt nhất được không và có làm nó với tất cả trách nhiệm, đam mê và yêu thương của mình không thì bố mẹ cũng cần phải học, phải thực hành và phải yêu “công việc” của mình nữa.
Để cùng đọc sách và tương tác với con mỗi ngày, bố mẹ đừng bỏ qua dự án Hộp Háo Hức của Mầm Nhỏ nhé!
-------------------------
Một chút thông tin về HỘP HÁO HỨC:
Hộp Háo Hức là một dự án cực kỳ ý nghĩa của team Mầm Nhỏ dành cho các bạn nhỏ và các gia đình, 1 chiếc hộp xinh xinh được giao ĐỊNH KỲ MỖI THÁNG, bên trong có sách, trò chơi và 1 món quà bí mật cho bố mẹ! Hộp được thiết kế riêng dành cho các bé ở 3 nhóm tuổi: 0-2, 3-5 và 6-10, với mức giá chỉ từ 200k/hộp!
Chúng mình hi vọng chiếc hộp này sẽ giúp lan toả tình yêu đọc sách, hình thành văn hoá đọc cho các bạn nhỏ, và giúp cả nhà có những phút giây gắn kết thật vui.
Bố mẹ có thể/có phải/có “vinh hạnh” đọc một cuốn sách cho con nghe đến 1 nghìn hay chậm chí vài nghìn lần không
Nếu bố mẹ chưa từng có trải nghiệm về việc này thì có lẽ ai cũng sẽ cho rằng đó chỉ là một cách nói “giật tít” mà thôi. Nếu bố mẹ chưa từng yêu thích một cuốn sách nào đó đến nỗi nghĩ về nó trong từng suy nghĩ của mình, nhìn thấy nó trong mọi hình ảnh mà bạn nhìn thấy thì có lẽ bố mẹ cũng sẽ không bao giờ tin đó là một điều hoàn toàn bình thường và… có thật!
Và bài viết này chúng mình sẽ cùng tìm hiểu về câu hỏi: “Mỗi cuốn sách, bố mẹ có thể đọc cho con bao nhiêu lần?”
Có thể sẽ chẳng là lần nào nếu ngay từ đầu bố mẹ chọn sai sách cho con - một cuốn sách không phù hợp với độ tuổi, với sự phát triển nhận thức hay sở thích của con và chúng chỉ có gặm nát, xé rách hoặc vứt một chỗ không đọc, nếu bố mẹ mỗi lần mua sách cho con là một lần kèm theo “trọng trách nặng nề” kiểu “cố mà đọc cho hết”, “không đọc là lần sau bố mẹ không mua cho nữa đâu đấy”…
Có thể là vài lần nếu như mỗi lần đọc sách cùng con bạn tranh thủ nhồi nhét, cài cắm vào đó đủ các bài học đạo đức, giáo dục, dạy chữ, dạy số, học đọc, học kỹ năng sống… Khi bạn chỉ nhăm nhăm dùng những cuốn sách để “dạy” con và mong con “học” được điều gì đó. Mà thực chất bố mẹ lại không biết rằng, đối với cả người lớn chúng mình và nhất là bọn trẻ con thì đọc sách đơn giản là để giải trí, chứ không phải là "đọc vì cái gì?". Trong quá trình giải trí đó, mọi người sẽ khám phá chính mình và những điều mà mình yêu thích. Hầu hết bố mẹ đặt ra rất nhiều mục tiêu và kỳ vọng, nào là giúp con phát triển ngôn ngữ sớm, hiểu biết hơn, học chữ, biết đọc và phổ biến nhất là để "nuôi dưỡng tâm hồn", nhưng điều này là không hoàn toàn đúng đắn. Nó không có mấy tác dụng trong việc nuôi dưỡng tình yêu đọc sách, đặc biệt là cho trẻ nhỏ.
Có thể nhiều hơn vài lần nếu bố mẹ đọc sách cho con với suy nghĩ rằng “sách chỉ dành để đọc” và với một quy trình được “copy” từ ngày này sang ngày khác là “ngồi một chỗ, mở sách ra, đọc từ trang một tới trang cuối cùng”.
Nhưng bố mẹ hoàn toàn sẽ được “nếm thử” cảm giác đọc đi đọc lại, đọc mãi đọc mãi, càng đọc càng mê một cuốn sách/bộ sách nào đó nếu như bố mẹ biết rằng:
Mỗi cuốn sách thực ra là một kho trò chơi thú vị, những cuốn sách không chỉ để đọc mà còn là để chơi, các hoạt động mở rộng sau khi đọc là các trò chơi vận động có, thủ công mỹ thuật có và giúp con “học” thêm về từ vựng, câu văn, kĩ năng sống… cũng có. Quan trọng là tất cả đều là những trò chơi và để chơi với con thật vui thì các bố mẹ cũng phải đọc sách, phải hiểu sách và phải thích thú với cuốn sách. Mỗi một lần đọc sách gắn liền với một “trò chơi” như thế thì chuyện cả năm trời đọc đi đọc lại một cuốn sách là điều quá đỗi bình thường, chẳng có gì ghê gớm cả, phải không?
Chúng mình cũng hiểu, mỗi bố mẹ đều hầu hết vẫn loay hoay với việc đọc sách cho con mà có thể tìm được rất ít sự giúp đỡ, chỉ dẫn từ xung quanh. Vì thế, chúng mình vô cùng cảm động khi ở Việt Nam luôn có những bộ sách được xuất bản kèm theo “hướng dẫn sử dụng sách”. Không phải bố mẹ nào cũng sẽ cảm nhận được ngay điều tuyệt vời này, nhưng chúng mình biết, hẳn là các cô chú làm sách đã không chỉ làm sách để “bán sách” mà còn để có thêm thật nhiều những em nhỏ, những gia đình “yêu và hiểu cuốn sách” đó, tìm thấy niềm vui và những điều thú vị khi cùng nhau khám phá cuốn sách bằng những hoạt động vừa vui vừa gắn bó gia đình.
Đọc sách cùng con là một “công việc” bố mẹ nào cũng có thể làm được và đặc biệt nên làm, thế nhưng, bố mẹ có làm “công việc” đó một cách tốt nhất được không và có làm nó với tất cả trách nhiệm, đam mê và yêu thương của mình không thì bố mẹ cũng cần phải học, phải thực hành và phải yêu “công việc” của mình nữa.
Để cùng đọc sách và tương tác với con mỗi ngày, bố mẹ đừng bỏ qua dự án Hộp Háo Hức của Mầm Nhỏ nhé!
-------------------------
Một chút thông tin về HỘP HÁO HỨC:
Hộp Háo Hức là một dự án cực kỳ ý nghĩa của team Mầm Nhỏ dành cho các bạn nhỏ và các gia đình, 1 chiếc hộp xinh xinh được giao ĐỊNH KỲ MỖI THÁNG, bên trong có sách, trò chơi và 1 món quà bí mật cho bố mẹ! Hộp được thiết kế riêng dành cho các bé ở 3 nhóm tuổi: 0-2, 3-5 và 6-10, với mức giá chỉ từ 200k/hộp!
Chúng mình hi vọng chiếc hộp này sẽ giúp lan toả tình yêu đọc sách, hình thành văn hoá đọc cho các bạn nhỏ, và giúp cả nhà có những phút giây gắn kết thật vui.