Người phụ nữ khi đặt vào hoàn cảnh làm mẹ thì mọi thứ đều trở nên băn khoăn và đắn đo. Khi con còn nhỏ, làm mẹ toàn thời gian - những người mẹ phân vân về việc chăm con như thế nào là tốt nhất, làm thế nào để vừa hoàn thiện được công việc nhà, vừa con cái chu toàn, vừa được mọi người công nhận vì không phải “ở nhà là chẳng làm gì cả”.
Và rằng, những khó khăn trong giai đoạn này bỗng chỉ là chuyện nhỏ khi bạn bắt đầu trở lại với công việc. Bởi lẽ, khi bắt đầu đi làm sau sinh, người mẹ còn phải “phân thân” ra nhiều kiểu để đáp ứng, phù hợp, thích nghi được với cuộc sống lúc này
Đó là, phải làm sao để công việc luôn được suôn sẻ; làm thế nào để vẫn dành được thời gian cho con; làm thế nào để căn bếp vẫn ấm, gia đình vẫn có những bữa cơm, hạnh phúc bên nhau; làm thế nào để tình cảm vợ chồng vẫn bền chặt?...Và hàng trăm thứ phụ nữ cần nghĩ, nhưng 1 ngày chỉ có 24 giờ, và sức lực chỉ có hạn.
Chắc hẳn, những người mẹ khi “1 tay chăm con, 1 tay kiếm tiền” đã không ít lần rơi vào cảnh kiệt sức, cáu giận, hay ân hận vì đã trót đánh, mắng con, và đôi khi nhìn vào gương còn chẳng nhận ra bản thân mình nữa. Chúng mình chỉ muốn nói rằng, chẳng có ai là hoàn hảo cả, và việc trở thành một người mẹ đã là sự nỗ lực rất lớn của những người phụ nữ rồi
Bài viết dưới đây, Mầm Nhỏ xin đưa ra lời khuyên cho những người mẹ vẫn đang tiếp “chiến đấu”, nỗ lực hết mình để thích nghi được những áp lực từ cuộc sống và việc làm mẹ mang lại.
Quá tải là điều bình thường
Vâng, như chúng mình đã nói, không có ai hoàn hảo. Bạn không thể làm mọi việc đều tốt, đều xuất sắc và đôi khi sai lầm, quá tải, quá sức là điều rất rất bình thường. Thực tế là bạn không hề cô đơn trong “trận chiến” này. Bởi vì có rất nhiều người phụ nữ thành công trên thế giới cũng đều thừa nhận việc quá tải là đương nhiên, miễn là bạn tìm ra cách khắc phục và không để điều này kéo dài quá lâu thì chẳng sao cả.
Dạy con biết dọn dẹp và tự lập
Nếu bạn trở về nhà sau 1 ngày làm việc, đồ chơi, quần áo của con bạn bày biện, vung vãi khắp nhà. Bạn sẽ thêm một công việc nữa là làm sạch và dọn chúng? Tuy nhiên, đây là những việc mà trẻ từ 2 tuổi đã có thể làm được. Vì vậy, bạn có thể rèn luyện, đặt ra quy tắc cho con về việc dọn dẹp đồ chơi, phòng ngủ. Điều này không chỉ “giúp bạn một tay” mà còn tạo cho bé thói quen tự lập ngay từ nhỏ và biết chịu trách nhiệm cho những việc mình làm.
Đề nghị sự “hỗ trợ”
Thực tế, việc nhà không phải là trách nhiệm của riêng ai. Nhưng phần lớn nhiều người cho rằng đây lại là công việc của phụ nữ. Bạn có thể yêu cầu con cái, chồng phụ giúp 1 tay. Thay vì việc bạn phải chuẩn bị bữa ăn từ đầu đến cuối thì trẻ nhỏ có thể dọn dẹp bàn ăn, người lớn có thể bày bát đũa. Đây là việc khiến cho con biết trân trọng bữa ăn mà mẹ đã chuẩn bị, và chồng sẽ biết chia sẻ những khó khăn cùng vợ. Ngoài ra, bạn nên nhờ sự trợ giúp của người thân, bạn bè trong lúc bạn đang mệt mỏi, bận rộn để giảm tải thêm các công việc cho mình nhé.
Lên kế hoạch cho buổi sáng của bạn
Buổi sáng thường sẽ vô cùng bận rộn với một người phụ nữ đã có gia đình. Song song việc chuẩn bị đi làm, bạn sẽ phải lo bữa sáng, lo cho con đến trường học. Bạn có thể tối giản những việc làm và sự gấp gáp vào buổi sáng bằng cách lên kế hoạch trước vào đêm hôm trước. Ví dụ như, chuẩn bị sẵn đồ ăn, chuẩn bị sẵn quần áo (với trẻ trên 3 tuổi thì mẹ có thể để bé tự chọn quần áo cho mình), soạn cặp sách cùng con…Mẹ có thể dạy con các bước vệ sinh cơ bản vào buổi sáng như: đánh răng, dọn giường ngủ, chọn và mặc quần áo, ăn sáng hay bất cứ việc gì cần làm. Một lưu ý khác là để buổi sáng bé có thể dậy sớm, không uể oải, mè nheo mẹ nên đảm bảo đủ giấc ngủ cho con bằng việc thúc giục trẻ đi ngủ sớm từ đêm hôm trước.
Lập kế hoạch làm việc
Mọi thứ đều trở nên dễ dàng và dễ kiểm soát khi chúng ta có một lịch trình từ trước. Đừng để áp lực công việc ảnh hưởng đến tâm trạng và thời gian khi cả gia đình quây quần. Nếu bạn thường xuyên phải trở về nhà muộn, hãy nói chuyện với sếp hoặc đồng nghiệp để tìm ra giải pháp, giúp bạn về nhà được sớm hơn, nhất là khi em bé của bạn còn nhỏ. Đồng thời, những kế hoạch công việc được đề ra cụ thể cũng giúp bạn bớt áp lực và lãng phí thời gian hơn, và dành được những khoảng thời gian chất lượng hơn cho công việc của mình.
Lập kế hoạch cho bữa ăn
Thay vì ngày nào cũng phải đi chợ và nghĩ xem hôm nay ăn gì, bạn có thể tham khảo 1 cuốn sách nấu ăn, hoặc lên danh sách các món ăn từ trước. Và thay vì ngày nào cũng đi chợ, bạn có thể thực hiện 1 chuyến mua sắm mà đủ thực phẩm cho vài ngày.
Với các món ăn cần nhiều thời gian như hầm cháo, hầm canh thì bạn có thể làm từ đêm hôm trước. Một trong những cách giúp tối giản áp lực cho các bà mẹ là chúng ta có thể sử dụng sự tiện lợi của đồ gia dụng công nghệ hay các món ăn được chế biến sẵn với 1 địa chỉ thật uy tín và an toàn. Việc để trẻ tham gia vào các bữa ăn khi ở độ tuổi phù hợp cũng là cách để mọi việc bếp núc của mẹ đơn giản hơn đó ạ.
Kế hoạch cho khoảng thời gian chất lượng của gia đình
Để không cảm thấy ân hận vì không có nhiều thời gian dành cho con, bạn có thể lên kế hoạch cho những khoảng thời gian chất lượng cho con và cả gia đình mà không có sự làm phiền của công việc, điện thoại hay những việc phát sinh khác. Ví dụ như, 30 phút mỗi tối, vào khoảng khung giờ nhất định, đó là khoảng thời gian đọc sách cùng con, một chuyến đi chơi vào cuối tuần cho cả nhà...Điều này không chỉ giúp bạn xả stress mà còn giúp cả gia đình có nhiều khoảnh khắc gắn kết, yêu thương nhau hơn.
Kế hoạch cho khoảng không gian của 2 vợ chồng
Chắc có lẽ bạn cũng nhận ra sau khi về chung một nhà, vì những áp lực cuộc sống mà cả hai ngày càng ít thời gian riêng tư dành cho nhau. Tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm vợ chồng và ngọn lửa hôn nhân. Sẽ chẳng sao cả và cũng chẳng phải là tội lỗi nếu bạn nhờ người thân trông con giúp để có một buổi tối thư giãn cùng người bạn đời của mình, hoặc cùng anh ấy đến một quán quen - nơi đã gắn bó nhiều kỷ niệm của cả hai . Không đứa trẻ nào cảm thấy vui vẻ khi bố mẹ chúng thường xuyên cãi nhau, và chẳng quan tâm gì đến nhau cả.
Hãy cố gắng lên kế hoạch ít nhất 1 tuần 1 lần để các bạn có nhiều khoảng thời gian dành cho nhau và bồi đắp thêm tình cảm nhé.
Dành thời gian cho chính mình
Người mẹ, người vợ tốt không tỷ lệ thuận với khoảng thời gian và số lượng công việc mà bạn làm cho con và gia đình. Một người mẹ hạnh phúc là bên cạnh mọi thứ bộn bề vẫn dành cho mình khoảng thời gian yên tĩnh để tự chăm sóc bản thân mình.
Dưới đây là những lý do vì sao một người mẹ cần dành thời gian để chăm sóc bản thân
Nếu mẹ không vui thì chẳng có ai vui cả
Khi mẹ bị căng thẳng hoặc bị ốm, mọi người trong nhà đều buồn và căng thẳng. Ngay cả một đứa bé cũng quấy khóc khi mẹ buồn bã. Chúng ta vẫn thường nghe thấy câu ngạn ngữ nổi tiếng là: “Happy wife happy life” - “Vợ vui vẻ, gia đình hạnh phúc”.
Căng thẳng và thiếu ngủ gây tăng cân
Căng thẳng và thiếu ngủ giải phóng cortisol vào máu của bạn, điều này kích hoạt việc lưu trữ chất béo quanh eo. Vì vậy, nếu nửa đêm rồi mà bạn vẫn đang dọn dẹp nhà cửa, phân loại quần áo...thì hãy đi ngủ và sắp xếp các công việc ấy vào khoảng thời gian khác trong ngày hoặc chia sẻ với người bạn đời của mình.
Những người khác cũng có khả năng
Đôi khi bạn không yên tâm khi giao việc cho một người khác. Ví dụ nhờ ông bà trông con giúp, bạn có thể lo lắng không biết ông bà có chiều cháu quá không, có cho cháu ăn đúng cách không...Hãy thử và suy nghĩ tích cực. Ông bà có thể không thay tã giỏi bằng bạn, hoặc không có những bữa ăn cân bằng như bạn, nhưng chúng mình tin rằng con sẽ rất vui vẻ với sự thay đổi đó đấy. Với điều này, bạn còn đang tạo điều kiện để con thích nghi với môi trường khác, thân thiết với các thành viên trong gia đình hơn và giúp bạn có thêm thời gian dành cho mình.
Hy vọng, với những lời chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ trở nên bình tĩnh, tự tin hơn. Nữ CEO của PepsiCo Indra K Nooyi có chia sẻ rất thú vị rằng: "Ở ngoài kia, bạn có thể là chủ tịch của PepsiCo. Bạn có thể là thành viên của ban giám đốc. Nhưng khi bạn trở về ngôi nhà của mình, bạn là vợ, bạn là con gái, con dâu, và là mẹ. Những chức danh bạn có được ngoài xã hội có thể đổi thay nhưng không ai khác có thể thay thế được vị trí của bạn ở trong gia đình”.
Bài viết có tham khảo thông tin từ nguồn:
https://www.thebalancecareers.com/.../the-best-life...
Và rằng, những khó khăn trong giai đoạn này bỗng chỉ là chuyện nhỏ khi bạn bắt đầu trở lại với công việc. Bởi lẽ, khi bắt đầu đi làm sau sinh, người mẹ còn phải “phân thân” ra nhiều kiểu để đáp ứng, phù hợp, thích nghi được với cuộc sống lúc này
Đó là, phải làm sao để công việc luôn được suôn sẻ; làm thế nào để vẫn dành được thời gian cho con; làm thế nào để căn bếp vẫn ấm, gia đình vẫn có những bữa cơm, hạnh phúc bên nhau; làm thế nào để tình cảm vợ chồng vẫn bền chặt?...Và hàng trăm thứ phụ nữ cần nghĩ, nhưng 1 ngày chỉ có 24 giờ, và sức lực chỉ có hạn.
Chắc hẳn, những người mẹ khi “1 tay chăm con, 1 tay kiếm tiền” đã không ít lần rơi vào cảnh kiệt sức, cáu giận, hay ân hận vì đã trót đánh, mắng con, và đôi khi nhìn vào gương còn chẳng nhận ra bản thân mình nữa. Chúng mình chỉ muốn nói rằng, chẳng có ai là hoàn hảo cả, và việc trở thành một người mẹ đã là sự nỗ lực rất lớn của những người phụ nữ rồi
Bài viết dưới đây, Mầm Nhỏ xin đưa ra lời khuyên cho những người mẹ vẫn đang tiếp “chiến đấu”, nỗ lực hết mình để thích nghi được những áp lực từ cuộc sống và việc làm mẹ mang lại.
Quá tải là điều bình thường
Vâng, như chúng mình đã nói, không có ai hoàn hảo. Bạn không thể làm mọi việc đều tốt, đều xuất sắc và đôi khi sai lầm, quá tải, quá sức là điều rất rất bình thường. Thực tế là bạn không hề cô đơn trong “trận chiến” này. Bởi vì có rất nhiều người phụ nữ thành công trên thế giới cũng đều thừa nhận việc quá tải là đương nhiên, miễn là bạn tìm ra cách khắc phục và không để điều này kéo dài quá lâu thì chẳng sao cả.
Dạy con biết dọn dẹp và tự lập
Nếu bạn trở về nhà sau 1 ngày làm việc, đồ chơi, quần áo của con bạn bày biện, vung vãi khắp nhà. Bạn sẽ thêm một công việc nữa là làm sạch và dọn chúng? Tuy nhiên, đây là những việc mà trẻ từ 2 tuổi đã có thể làm được. Vì vậy, bạn có thể rèn luyện, đặt ra quy tắc cho con về việc dọn dẹp đồ chơi, phòng ngủ. Điều này không chỉ “giúp bạn một tay” mà còn tạo cho bé thói quen tự lập ngay từ nhỏ và biết chịu trách nhiệm cho những việc mình làm.
Đề nghị sự “hỗ trợ”
Thực tế, việc nhà không phải là trách nhiệm của riêng ai. Nhưng phần lớn nhiều người cho rằng đây lại là công việc của phụ nữ. Bạn có thể yêu cầu con cái, chồng phụ giúp 1 tay. Thay vì việc bạn phải chuẩn bị bữa ăn từ đầu đến cuối thì trẻ nhỏ có thể dọn dẹp bàn ăn, người lớn có thể bày bát đũa. Đây là việc khiến cho con biết trân trọng bữa ăn mà mẹ đã chuẩn bị, và chồng sẽ biết chia sẻ những khó khăn cùng vợ. Ngoài ra, bạn nên nhờ sự trợ giúp của người thân, bạn bè trong lúc bạn đang mệt mỏi, bận rộn để giảm tải thêm các công việc cho mình nhé.
Lên kế hoạch cho buổi sáng của bạn
Buổi sáng thường sẽ vô cùng bận rộn với một người phụ nữ đã có gia đình. Song song việc chuẩn bị đi làm, bạn sẽ phải lo bữa sáng, lo cho con đến trường học. Bạn có thể tối giản những việc làm và sự gấp gáp vào buổi sáng bằng cách lên kế hoạch trước vào đêm hôm trước. Ví dụ như, chuẩn bị sẵn đồ ăn, chuẩn bị sẵn quần áo (với trẻ trên 3 tuổi thì mẹ có thể để bé tự chọn quần áo cho mình), soạn cặp sách cùng con…Mẹ có thể dạy con các bước vệ sinh cơ bản vào buổi sáng như: đánh răng, dọn giường ngủ, chọn và mặc quần áo, ăn sáng hay bất cứ việc gì cần làm. Một lưu ý khác là để buổi sáng bé có thể dậy sớm, không uể oải, mè nheo mẹ nên đảm bảo đủ giấc ngủ cho con bằng việc thúc giục trẻ đi ngủ sớm từ đêm hôm trước.
Lập kế hoạch làm việc
Mọi thứ đều trở nên dễ dàng và dễ kiểm soát khi chúng ta có một lịch trình từ trước. Đừng để áp lực công việc ảnh hưởng đến tâm trạng và thời gian khi cả gia đình quây quần. Nếu bạn thường xuyên phải trở về nhà muộn, hãy nói chuyện với sếp hoặc đồng nghiệp để tìm ra giải pháp, giúp bạn về nhà được sớm hơn, nhất là khi em bé của bạn còn nhỏ. Đồng thời, những kế hoạch công việc được đề ra cụ thể cũng giúp bạn bớt áp lực và lãng phí thời gian hơn, và dành được những khoảng thời gian chất lượng hơn cho công việc của mình.
Lập kế hoạch cho bữa ăn
Thay vì ngày nào cũng phải đi chợ và nghĩ xem hôm nay ăn gì, bạn có thể tham khảo 1 cuốn sách nấu ăn, hoặc lên danh sách các món ăn từ trước. Và thay vì ngày nào cũng đi chợ, bạn có thể thực hiện 1 chuyến mua sắm mà đủ thực phẩm cho vài ngày.
Với các món ăn cần nhiều thời gian như hầm cháo, hầm canh thì bạn có thể làm từ đêm hôm trước. Một trong những cách giúp tối giản áp lực cho các bà mẹ là chúng ta có thể sử dụng sự tiện lợi của đồ gia dụng công nghệ hay các món ăn được chế biến sẵn với 1 địa chỉ thật uy tín và an toàn. Việc để trẻ tham gia vào các bữa ăn khi ở độ tuổi phù hợp cũng là cách để mọi việc bếp núc của mẹ đơn giản hơn đó ạ.
Kế hoạch cho khoảng thời gian chất lượng của gia đình
Để không cảm thấy ân hận vì không có nhiều thời gian dành cho con, bạn có thể lên kế hoạch cho những khoảng thời gian chất lượng cho con và cả gia đình mà không có sự làm phiền của công việc, điện thoại hay những việc phát sinh khác. Ví dụ như, 30 phút mỗi tối, vào khoảng khung giờ nhất định, đó là khoảng thời gian đọc sách cùng con, một chuyến đi chơi vào cuối tuần cho cả nhà...Điều này không chỉ giúp bạn xả stress mà còn giúp cả gia đình có nhiều khoảnh khắc gắn kết, yêu thương nhau hơn.
Kế hoạch cho khoảng không gian của 2 vợ chồng
Chắc có lẽ bạn cũng nhận ra sau khi về chung một nhà, vì những áp lực cuộc sống mà cả hai ngày càng ít thời gian riêng tư dành cho nhau. Tuy nhiên, điều này lại ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm vợ chồng và ngọn lửa hôn nhân. Sẽ chẳng sao cả và cũng chẳng phải là tội lỗi nếu bạn nhờ người thân trông con giúp để có một buổi tối thư giãn cùng người bạn đời của mình, hoặc cùng anh ấy đến một quán quen - nơi đã gắn bó nhiều kỷ niệm của cả hai . Không đứa trẻ nào cảm thấy vui vẻ khi bố mẹ chúng thường xuyên cãi nhau, và chẳng quan tâm gì đến nhau cả.
Hãy cố gắng lên kế hoạch ít nhất 1 tuần 1 lần để các bạn có nhiều khoảng thời gian dành cho nhau và bồi đắp thêm tình cảm nhé.
Dành thời gian cho chính mình
Người mẹ, người vợ tốt không tỷ lệ thuận với khoảng thời gian và số lượng công việc mà bạn làm cho con và gia đình. Một người mẹ hạnh phúc là bên cạnh mọi thứ bộn bề vẫn dành cho mình khoảng thời gian yên tĩnh để tự chăm sóc bản thân mình.
Dưới đây là những lý do vì sao một người mẹ cần dành thời gian để chăm sóc bản thân
Nếu mẹ không vui thì chẳng có ai vui cả
Khi mẹ bị căng thẳng hoặc bị ốm, mọi người trong nhà đều buồn và căng thẳng. Ngay cả một đứa bé cũng quấy khóc khi mẹ buồn bã. Chúng ta vẫn thường nghe thấy câu ngạn ngữ nổi tiếng là: “Happy wife happy life” - “Vợ vui vẻ, gia đình hạnh phúc”.
Căng thẳng và thiếu ngủ gây tăng cân
Căng thẳng và thiếu ngủ giải phóng cortisol vào máu của bạn, điều này kích hoạt việc lưu trữ chất béo quanh eo. Vì vậy, nếu nửa đêm rồi mà bạn vẫn đang dọn dẹp nhà cửa, phân loại quần áo...thì hãy đi ngủ và sắp xếp các công việc ấy vào khoảng thời gian khác trong ngày hoặc chia sẻ với người bạn đời của mình.
Những người khác cũng có khả năng
Đôi khi bạn không yên tâm khi giao việc cho một người khác. Ví dụ nhờ ông bà trông con giúp, bạn có thể lo lắng không biết ông bà có chiều cháu quá không, có cho cháu ăn đúng cách không...Hãy thử và suy nghĩ tích cực. Ông bà có thể không thay tã giỏi bằng bạn, hoặc không có những bữa ăn cân bằng như bạn, nhưng chúng mình tin rằng con sẽ rất vui vẻ với sự thay đổi đó đấy. Với điều này, bạn còn đang tạo điều kiện để con thích nghi với môi trường khác, thân thiết với các thành viên trong gia đình hơn và giúp bạn có thêm thời gian dành cho mình.
Hy vọng, với những lời chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ trở nên bình tĩnh, tự tin hơn. Nữ CEO của PepsiCo Indra K Nooyi có chia sẻ rất thú vị rằng: "Ở ngoài kia, bạn có thể là chủ tịch của PepsiCo. Bạn có thể là thành viên của ban giám đốc. Nhưng khi bạn trở về ngôi nhà của mình, bạn là vợ, bạn là con gái, con dâu, và là mẹ. Những chức danh bạn có được ngoài xã hội có thể đổi thay nhưng không ai khác có thể thay thế được vị trí của bạn ở trong gia đình”.
Bài viết có tham khảo thông tin từ nguồn:
https://www.thebalancecareers.com/.../the-best-life...