Giả sử đứa con trai 2 tuổi nhìn bạn, sau đó leo lên sofa và bắt đầu nhảy. Trong khi đó bạn liên tục nhắc nhở con là không được làm như vậy, nhưng dường như con không nghe thấy và vẫn tiếp tục. Bạn phải làm gì bây giờ? 🤔🤔
Hầu hết ông bố bà mẹ đều bực tức, khó chịu khi con ngang nhiên phá ngang các quy tắc trong nhà. Khi ấy, chúng ta bắt đầu đặt cho mình câu hỏi: Liệu chúng ta có đang là một ông bố bà mẹ thất bại? Liệu sau này con có hư hỏng vì không nghe lời?...
🌻🌻 LÝ DO CHO NHỮNG KHOẢNG THỜI GIAN CON VỚI BẠN KHÓ CÓ THỂ HỢP TÁC
Theo Meri Wallace, một chuyên gia nuôi dạy con cái, đồng thời là một nhà trị liệu trẻ em và gia đình, trấn an những bố mẹ rằng trong những tình huống như thế này, không có gì là sai với những đứa nhỏ cả. Con đơn giản chỉ đang bộc lộ bản thân mình theo một cách hết sức tự nhiên. Nếu bạn hiểu được những vấn đề này và ứng xử với chúng một cách hiệu quả, bạn có thể có được sự hợp tác mà mình đang tìm kiếm.
👉 Trẻ nhỏ hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn. Bật nhảy lên không trung trên một chiếc đệm mềm mại thật là ly kỳ, hồi hộp hay đua nhau nghịch đất cát vui hơn nhiều nên khó có thể bỏ qua… Ở thời điểm này, với trẻ, những hành động này vui hơn nhiều so với việc trở thành một người biết lắng nghe bố mẹ.
👉 Ở độ tuổi này, một vấn đề khác khiến trẻ có những hành động không đúng mực là con ít có sự kiểm soát với những mong muốn của mình. Khi con muốn thứ gì, con đều muốn cho bằng được. Đó là lý do vì sao con sẽ cầm lấy gói bim bim trong siêu thị ngay cả khi bạn đã nhắc nhở con là không được chạm vào bất cứ thứ gì. Nhưng với con, mong muốn của mình là cấp bách hơn, giống như đứng giữa sự sống với cái chết vậy, nó trở nên nó quan trọng với trẻ. Vì vậy, trẻ sẽ lấy nó đi bằng được ngay cả khi biết rằng bạn sẽ nổi cơn thịnh nộ.
👉 Một yếu tố cơ bản nhưng mạnh mẽ khác là trẻ nhỏ có những lúc cần cảm thấy độc lập. Vì rốt cuộc, người lớn chúng ta suốt ngày nói cho trẻ nghe cần phải làm gì. Trong khi thực tế, từ khi sinh ra, việc tách ra và trở nên độc lập là một trong những mục tiêu phát triển chính của thời thơ ấu.
🌻🌻 CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ?
Với tất cả những vấn đề về phát triển đang tiếp tục tiếp diễn này, vậy làm sao để con chấm dứt được những hành vi cư xử không đúng mực? Dưới đây là một vài bước hiệu quả bạn có thể dùng để cả bạn và con có thể hợp tác với nhau vui vẻ hơn, ít nước mắt hơn.
1️⃣. Giải thích lý do cho những quy tắc mình đặt ra.
Trẻ sẽ sẵn sàng lắng nghe hơn khi chúng hiểu lý do tại sao phải làm vậy. Ví dụ, bạn có thể nói: “Nhảy trên ghế sofa nguy hiểm đấy con. Con có thể bị đau đấy.” Ngoài ra, sử dụng một lý do khách quan, cũng có thể hữu ích. Chẳng hạn như: “Trách nhiệm của mẹ là giữ cho con được an toàn” hoặc “Nhiệm vụ của cả con và bố mẹ là giữ cho đồ đạc trong nhà được bền lâu”. Tương tự, khi trẻ từ chối đánh răng, bạn có thể nói với trẻ: “Con cần phải đánh răng. Vì nhiệm vụ của mẹ là đảm bảo con được khỏe mạnh.” Những kiểu câu như thế này sẽ đặt ra được giới hạn cho trẻ mà không tạo nên sự kháng cự.
2️⃣. Ghi nhận mong muốn của con.
Những câu nói kiểu như thế này sẽ hữu ích khi xoa dịu trẻ: “Mẹ biết là con muốn nhảy trên giường”. Và bạn nên cho trẻ những lựa chọn thay thế khác bất cứ khi nào có thể, ví dụ: “Con có thể nhảy ở trên thảm tập yoga của nhà mình.” Những từ ngữ này của bố mẹ sẽ thể hiện sự chấp nhận và tôn trọng mong muốn của con còn trẻ không cần phải tiếp tục phản kháng.
3️⃣. Truyền đạt một cách chính xác những gì con nên làm thay vì con không nên làm.
Ví dụ, thay vì nói: “Đừng có đứng lên ghế.” thì bố mẹ có thể nói “con cần phải xuống khỏi ghế”. Khi bạn càng nói không hoặc nói không được làm như thế thì bạn sẽ càng gặp phải nhiều sự phản đối ở con. Vì điều này không khác gì việc bạn đang phe phẩy một tấm vải đỏ trước mặt một con bò tót vậy!
4️⃣. Sử dụng động cơ tích cực.
Khi con chạy quanh nhà để từ chối việc mặc quần áo đến trường, bạn có thể nói: “Chúng ta nên nhanh lên. Bạn A đang đợi con rồi đấy.”
5️⃣. Cho con những sự lựa chọn.
Khi con từ chối ra khỏi bồn tắm, bố mẹ có thể đề xuất. “Con có thể trèo ra hoặc mẹ sẽ bế con ra.” Khi ấy, con sẽ có cảm giác mình được tự lập và được tự mình kiểm soát.
6️⃣. Sử dụng khả năng chuyển hướng hoặc làm trẻ phân tâm.
Nếu con ném đồ chơi trong nhà, bố mẹ có thể đề xuất với con là mình cùng nhau lắp ghép tòa nhà thật to. Hoặc khi con bực tức, mè nheo vì muốn nghịch điện thoại, bố mẹ có thể đề nghị cả con và bạn đi vào bếp và kiểm tra món bánh đang làm giở. Cách làm này sẽ thay đổi không khí và nhanh chấm dứt “chiến tranh”.
🍀🍀 Điều quan trọng là bố mẹ cần hiểu được rằng giúp con tuân theo những quy tắc trong gia đình cũng giống như học thuộc bảng chữ cái hay bất kỳ kỹ năng nào cũng cần một quá trình và một khoảng thời gian. Bạn sẽ cần nhắc đi nhắc lại những quy tắc của mình và phải thật kiên nhẫn. Dần dần, trẻ sẽ quen được các quy tắc ấy và chính nó sẽ trở thành kim chỉ nam cho những chọn lựa đúng đắn của con sau này.
Bài viết của Mầm Nhỏ có tham khảo từ: