Loading Loading

CÓ NÊN BẮT CON NHƯỜNG ĐỒ CHƠI⁉

CÓ NÊN BẮT CON NHƯỜNG ĐỒ CHƠI⁉
 
- Con nhường đồ chơi cho em đi!
- Sao con lại không nhường?!...
Hầu hết bố mẹ có những lúc cảm thấy không vui khi con từ chối chia sẻ đồ chơi với những đứa trẻ khác. Và nhiều bố mẹ sẽ lựa chọn cách ngồi đó và cố gắng dỗ con mình tạm từ bỏ đồ chơi con đang chơi để nhường nó cho một em bé khác vì em bé đó thích 🤷‍♂🤷‍♀
Tại sao lại có nhiều người người trong chúng ta làm vậy? Một trong những nguyên tắc của giáo dục sớm là dạy trẻ chơi hòa thuận với nhau, điều này khiến nhiều bố mẹ cho rằng mình cần phải dạy trẻ học cách chia sẻ.
Nhưng mục tiêu của việc dạy con học cách chia sẻ là gì? 🤔🤔 Chúng ta muốn nuôi dạy con lớn lên trở thành người rộng lượng, hào phóng bằng việc đáp ứng nhu cầu của người khác? Hay vì chúng ta muốn những người khác thấy rằng mình cũng đang thực hiện theo những chuẩn mực của xã hội, để chắc chắn rằng họ không nghĩ mình là một ông bố bà mẹ ích kỷ hay chểnh mảng trong việc nuôi dạy con?
Trong những năm đầu đời, các bạn nhỏ đang học cách làm sao để đáp ứng được nhu cầu của chính mình. Những khái niệm như chia sẻ, vay, mượn là khá phức tạp với trẻ để trẻ có thể hiểu được. Những em bé chỉ mới biết đi sẽ chưa hiểu thế nào là đồng cảm và không thể nhìn mọi thứ từ góc độ của một đứa trẻ khác.
Do vậy, việc việc bắt trẻ chia sẻ sẽ không dạy cho trẻ những kỹ năng xã hội mà chúng ta muốn trẻ học, mà thay vào đó nó có thể gửi đi những thông điệp mà chúng ta không muốn và thực sự có thể làm gia tăng số lần trẻ mè nheo, kêu ca.
🌱🌱 ÉP TRẺ NHƯỜNG CÓ THỂ TRUYỀN ĐI NHỮNG THÔNG ĐIỆP SAI LỆCH
Theo TS. Laura Markham của Ahaparenting.com, thay vì dạy trẻ nói lên tiếng nói của riêng mình thì hành động bắt trẻ chia sẻ thực sự có thể dạy trẻ những bài học không đúng như:
👉 Khóc thật to sẽ giúp mình có được thứ mình muốn
👉 Bố mẹ là người chịu trách nhiệm xem ai là người có được và khi nào
👉 Mình cần dừng lại những gì mình đang chơi để cho người khác vì người ta muốn
Trong khi đây không phải là những thông điệp mà chúng ta muốn mang lại cho trẻ, nhưng thật không may, khi bắt trẻ chia sẻ thì đây thường là những gì trẻ có thể học được.
🌱🌱 CHUẨN BỊ CHO EM BÉ CỦA MÌNH NHỮNG CÔNG CỤ PHÙ HỢP
Vậy bố mẹ có thể làm gì ngoài việc yêu cầu trẻ nhường nhịn? TS. Markham nói rằng trẻ cần những công cụ thích hợp để giải quyết những tình huống này và đây cũng là nhiệm vụ của chúng ta khi là một ông bố bà mẹ cần phải hướng dẫn cho trẻ.
🌻 Mục tiêu cho những đứa trẻ của chúng ta là phải nhận biết được khi nào một đứa trẻ khác đang muốn chơi đồ chơi của mình và sau khi trẻ chơi xong thì đứa trẻ khác có thể được chơi.
🌻 Ngoài ra, khi một đứa trẻ khác có đồ chơi mà bé nhà mình muốn, chúng ta hy vọng rằng bé sẽ học cách kiểm soát được nhu cầu muốn chơi ngay lập tức của mình thay vì đơn giản là “tóm” lấy ngay đồ chơi của người khác. Do vậy, chúng ta nên làm mẫu cho trẻ về tính kiên nhẫn.
🌻 Và chúng ta cũng mong đợi trẻ sẽ biết cách dùng lời nói của mình để thể hiện mong muốn và có được thứ mình muốn theo cách vui vẻ nhất bằng cách hướng dẫn cho trẻ nói những câu thích hợp.
Chẳng hạn như, bố mẹ tập cho trẻ nói những câu đơn giản như: “Em muốn chơi ô tô của anh”. Và giải thích cho trẻ: “Trong khi anh vẫn còn đang chơi thì con có thể chơi tạm cái khác để đợi cho đến khi anh chơi xong”. Và khi có trẻ khác muốn chơi đồ chơi của mình: “Tớ sẽ cho bạn chơi sau khi tớ chơi xong nhé!”
🌱🌱 DẠY CHO TRẺ CÁCH NÓI LÊN TIẾNG NÓI CỦA BẢN THÂN MÌNH
Bằng việc dạy cho trẻ cách sử dụng lời nói của mình, nói lên chính mong muốn của mình với người khác, chúng ta cũng đang dạy cho trẻ những kỹ năng sống quan trọng.
Trẻ không cần phải đợi cho đến khi người lớn nói là đã hết thời gian chơi hay cũng không cần phải nhường đồ chơi của mình ngay lập tức. Vì nếu người lớn chúng ta luôn can thiệp hoặc đặt ra giới hạn cho trẻ, trẻ sẽ mất cơ hội được học hỏi từ chính thực tế và tự xoay xở. Trẻ cần được học để nói lên tiếng nói của mình theo một cách tử tế.
🌱🌱 KHUYẾN KHÍCH SỰ TỰ ĐIỀU CHỈNH Ở TRẺ
Trẻ nhỏ nên được chơi tự do, cảm thấy hài lòng với trải nghiệm của mình và có thể nhường đồ chơi của mình sau khi đã chơi xong 😍😍
Phương pháp này khuyến khích trẻ tự điều chỉnh cảm xúc, tự giác giải quyết vấn đề khi có tình huống xảy ra và nhận biết được ai đó đang cảm thấy vui vẻ, thỏa mãn vì hành động cho đi của mình. Do vậy, điều này cũng thúc đẩy sự hào phóng của trẻ.Vì trẻ cũng thích làm cho người khác được vui. Và khi trẻ có thể tự mình làm điều đó thay vì bị ép buộc, trẻ sẽ học được cách trở thành người tử tế và biết cho đi.
🌞🌞 Dạy cho trẻ biết mình cần phải hỏi mượn thế nào, chờ cho lượt của mình ra sao cũng là một trải nghiệm học tập thú vị. Khi một đứa trẻ không bị bắt phải nhường nhịn thì kết quả là đứa “đi mượn” sẽ học được tính kiên nhẫn và sự thấu cảm (thấu hiểu cảm xúc của người khác), còn đứa “cho mượn” sẽ có khả năng “thu xếp” tốt hơn những cảm xúc phức tạp của mình khi lớn lên 👈

Bài viết liên quan

KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC, CÓ HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC, BỐ MẸ NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?

KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC, CÓ HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC, BỐ MẸ NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?

Mẹ và bé

Không gì khiến bố mẹ trở nên mất bình tĩnh và có hành động bạo lực là trông thấy con mình
Xem chi tiết
BÍ KÍP GIỮ BÉ KHỎE MẠNH TRONG MÙA HÈ

BÍ KÍP GIỮ BÉ KHỎE MẠNH TRONG MÙA HÈ

Mẹ và bé

Thường thì các bố mẹ hay lo lắng về sức khỏe cho bé vào mùa đông hơn là mùa hè. Tuy nhiên, tr
Xem chi tiết
CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ SỐT NHƯ THẾ NÀO?

CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ SỐT NHƯ THẾ NÀO?

Mẹ và bé

Hầu hết các cơn sốt ở trẻ sẽ hết sau khoảng 48-72h, không cần dùng kháng sinh và có thể chăm
Xem chi tiết
0946 626 646