Mặc dù tức giận là một trạng thái tâm lý rất bình thường và trẻ nên được phép thể hiện cảm xúc này; nhưng nếu cơn giận dữ của trẻ kéo dài sẽ gây khó khăn và mất bình tĩnh cho cả bạn và trẻ.
Tiến sĩ, tâm lý học Ray Levy cho rằng, với những em bé nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi từ 1 - 4 chưa phát triển các kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt. Trẻ sẽ có xu hướng la hét, tức giận thay cho những điều mà mình muốn diễn đạt. Mỗi cơn giận dữ xuất phát từ nguyên nhân rất đơn giản: không đạt được mong muốn của trẻ.
Ông cho rằng: “Đối với trẻ từ 1 - 2 tuổi, cơn giận dữ thường xuất phát từ việc cố gắng truyền đạt nhu cầu như: trẻ đói, thay tã, muốn một món đồ chơi nào đó,...nhưng không có kỹ năng ngôn ngữ tốt để nói điều đó. Trẻ cảm thấy thất vọng khi bạn không phản hồi hoặc không phản hồi đúng những gì mà con đang mong muốn được đáp ứng”.
Khi trẻ lên 3 hoặc 4 tuổi, trẻ đã tự chủ hơn. Con đã nhận thức rõ ràng về nhu cầu và mong muốn của mình nên muốn tự khẳng định mình nhiều hơn. Nếu bạn nói hoặc làm những điều không đúng ý trẻ thì sao? Thì con sẽ dễ dàng nổi giận hơn đấy.
Vậy, làm thế nào để hạn chế những “bùng nổ” này ở trẻ? Dưới đây là những cách mà cả các chuyên gia và nhiều bố mẹ khác đều đồng ý và thấy chúng hiệu quả.
1. Làm các bước để ngăn chặn cơn giận dữ
Đầu tiên, bạn hãy dành nhiều thời gian hơn cho trẻ. Bạn có thể để con lựa chọn trò chơi, trang phục, món ăn,..và khiến cho con cảm thấy mình được quan tâm, chú ý.
Tiếp theo, bạn hãy thường xuyên khen ngợi những hành vi tích cực của trẻ. Khi con càng nhận được sự chú ý của bố mẹ cho hành vi đúng mực thì con càng có khả năng muốn làm lại điều đó nhiều lần.
Nếu như bạn đã đáp ứng nhu cầu, luôn quan tâm đến cảm xúc của con mà những cơn giận dữ vẫn xảy, có thể nguyên nhất xuất phát từ việc con không được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và quá căng thẳng. Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu con đang đói, buồn ngủ hay quá mệt mỏi thì hãy cho con một bữa ăn nhẹ và đi nghỉ nhé.
Cuối cùng, bạn đừng ngại ngần thừa nhận sai lầm của mình nếu có lỡ la hét, mắng mỏ con trong lúc con đang tức giận. Đôi khi, con cần hiểu rằng mắc sai lầm cũng không sao cả.
2. Đừng cố gắng trấn tĩnh trẻ
Khi con đang la hét hết cỡ, khóc lóc thật to thì những câu nói như: “Không được khóc!”, “Nín ngay!”, “Bình tĩnh lại ngay!” có vẻ không hiệu quả.
Bởi, khi cơn giận đang đến đỉnh điểm thì trẻ càng không muốn nghe bất cứ điều gì.. Bạn hãy cứ để cơn giận trôi qua nhanh chóng nhất bằng cách cho con một khoảng không gian yên tĩnh để bình tĩnh lại.
Nếu nhận thấy con có dấu hiệu: đánh, đá, cắn hoặc ném đồ đạc, bạn nên ngăn chặn điều này ngay lập tức bằng cách nói rõ ràng với con rằng, con được phép tức giận, khóc lóc nhưng làm tổn thương người khác thì không được.
Trẻ càng hét to, bạn càng nên im lặng. Việc lựa chọn im lặng thay vì la hét, quát mắng sẽ hiệu quả bất ngờ hơn bạn nghĩ đấy. Bởi lẽ, khi con đang tức giận, con thật sự muốn được giải tỏa. Nếu lúc này bạn cũng mất kiểm soát thì chỉ khiến cả hai thêm căng thẳng mà thôi.
Có nhiều phương pháp giúp bố mẹ có thể hạn chế la hét với con. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại đây:
https://www.facebook.com/ mamnho.vn/photos/ a.698893410306586/ 1404827503046503/ ?type=3&__tn__=-R
3. Cho trẻ một chút không gian riêng
"Đôi khi, trẻ em cũng cần trút bỏ những cảm xúc muộn phiền. Vì vậy, hãy để con được làm điều đó" - Linda Pearson, tác giả cuốn sách "Phép màu kỷ luật" nói.
Khóc cũng khiến tâm trạng con được tốt hơn. Nước mắt được tìm thấy có chứa cortisol - hormone gây căng thẳng, và khóc giúp làm giảm huyết áp, nhịp tim. Khóc cũng gửi các tín hiệu đến bộ não để giúp làm dịu và thoải mái cơ thể đang bị tổn thương.
4. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao con lại phản ứng mạnh như vậy
Bất cứ sự giận dữ nào của trẻ cũng có nguyên nhân. Tuy nhiên, chúng ta thường nhìn vào thái độ, hành vi thay vì tìm ra nguyên nhân đằng sau những phản ứng dữ dội của trẻ.
Đối với trẻ mới biết đi, khi ngôn ngữ chưa được phát triển thì việc diễn tả suy nghĩ bằng lời nói thật chẳng dễ dàng gì. Vì vậy, đó chính là nguyên nhân vì sao chúng ta lại thấy lứa tuổi này khóc lóc, ăn vạ, tức giận nhiều đến vậy. Hơn ai hết, bạn cần là người hiểu con và biết con thực sự muốn gì để đáp ứng nhu cầu của con.
Jay Hoecker – bác sĩ nhi khoa ở Rochester, Minnesota cho rằng: “Trẻ em ở độ tuổi này thường vốn từ vựng chỉ có khoảng 50 từ và chưa thể nói nhiều hơn 2 từ một lúc. Giao tiếp của trẻ cũng vì vậy mà hạn chế, nhưng con lại có những suy nghĩ và mong muốn cần được đáp ứng.”
Với độ tuổi này, bạn có thể dạy những từ ngữ đơn giản như: măm măm, ti ti,...để trẻ có thể bảo hiệu cho bố mẹ biết.
Đối với trẻ mẫu giáo, con đang trong độ tuổi muốn thể hiện bản thân mình và khả năng tự lập nhiều hơn. Dù khả năng ngôn ngữ của con đã ổn hơn nhưng kỹ năng xử lý, kiểm soát cảm xúc của con vẫn chưa được rốt. Vì vậy, một bất đồng nhỏ cũng có thể khiến con giận dữ.
5. Chuyển hướng
Alisa Fitzgerald, một bà mẹ hai con ở, Massachusetts với kinh nghiệm xử lý các cơn ăn vạ của con chia sẻ rằng: "Túi của tôi luôn chứa đầy những thứ có thể gây xao nhãng và bận rộn cho một đứa trẻ như: đồ chơi, đồ ăn nhẹ, sách. Tôi thấy rằng, sự chuyển hướng tập trung có thể giúp tránh khỏi một cuộc “bùng nổ” đầy nước mắt có thể diễn ra.”
Bất cứ khi nào nhận thấy con mình sắp có khả năng nổi giận, cô sẽ mang những thứ có sẵn trong túi ra, mỗi lần một cái để thu hút sự chú ý của đứa trẻ.
Bạn có thể giúp trẻ nhanh chóng vượt ra sự giận dữ một cách tích cực là kéo con ra ngoài. Bạn hãy đưa con đi dạo, đi mua sắm,...Việc này sẽ giúp bình tĩnh lại nhanh hơn.
Trẻ em có khoảng thời gian chú ý khá ngắn, vì vậy chúng cũng sẽ dễ chuyển hướng. Ví dụ, khi bạn cùng con vào siêu thị, con nhất quyết mua một món đồ nào đó mà bạn không thể đáp ứng, bạn có thể chuyển hướng con sang:
“Mẹ chợt nhớ ra là mình cần mua kem, con có thể chọn vị giúp mẹ được không?”
Hoặc: - “Ôi! Con tôm hùm này to quá. Mẹ đố con nó có mấy chân đấy?”
6. Trao cho con một cái ôm
Đôi khi, tức giận, khóc lóc xuất phát từ nỗi buồn, thất vọng, hoảng sợ và một cái ôm có thể giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn. Bạn có thể nhẹ nhàng ôm con, vỗ về mà không cần nói bất cứ điều gì. Ôm giúp con thấy an tâm và biết rằng bạn đang rất quan tâm đến con ngay cả khi con đang làm sai điều gì đó. Đôi khi trẻ em cũng cần một nơi an toàn để giải tỏa cảm xúc của mình.
Tuy nhiên, bạn không nên ôm trẻ khi cơn giận đang ở cao điểm. Vì lúc này dù chúng ta có làm bất cứ điều gì cũng khiến sự “bùng nổ” diễn ra trầm trọng hơn. Khi nhận thấy các biểu hiện dữ dội ở trẻ giảm đi, cơn khóc có thể vẫn còn nhưng trẻ đã chú ý đến lời nói của người khác thì hãy ôm bé. Bởi, con thật sự rất cần một cái ôm của bạn để xoa dịu những tổn thương vừa trải qua.
7. Đưa ra phần thưởng
Một trong số những mẹo bạn có thể áp dụng để hạn chế sự giận dữ ở trẻ, đó là đưa ra phần thưởng.
Ví dụ, khi đưa trẻ đến nhà hàng bạn có thể nói với trẻ: “Mẹ yêu cầu tối nay con ngồi ăn tối đàng hoàng. Mẹ nghĩ rằng con sẽ làm được! Nếu con cư xử ngoan, khi về nhà, mẹ sẽ cho con xem TV.”
Cách “hối lộ” sẽ rất hiệu quả đấy, miễn sao điều kiện này đưa ra trước đó, chứ không phải giữa cơn ăn vạ của trẻ.
Sau khi con vượt qua cơn giận dữ, bố mẹ nên đưa ra quy tắc và kỹ năng để con xử lý chúng ở những tình huống tốt hơn nhé. Việc để con đối mặt với suy nghĩ và cảm xúc của con sẽ giúp con trưởng thành hơn đấy.
Bài viết của Mầm Nhỏ có tham khảo từ nguồn:
https://www.parents.com/ toddlers-preschoolers/ discipline/tantrum/ tame-your-kids-tantrums/
Tiến sĩ, tâm lý học Ray Levy cho rằng, với những em bé nhỏ, đặc biệt trong độ tuổi từ 1 - 4 chưa phát triển các kỹ năng kiểm soát cảm xúc tốt. Trẻ sẽ có xu hướng la hét, tức giận thay cho những điều mà mình muốn diễn đạt. Mỗi cơn giận dữ xuất phát từ nguyên nhân rất đơn giản: không đạt được mong muốn của trẻ.
Ông cho rằng: “Đối với trẻ từ 1 - 2 tuổi, cơn giận dữ thường xuất phát từ việc cố gắng truyền đạt nhu cầu như: trẻ đói, thay tã, muốn một món đồ chơi nào đó,...nhưng không có kỹ năng ngôn ngữ tốt để nói điều đó. Trẻ cảm thấy thất vọng khi bạn không phản hồi hoặc không phản hồi đúng những gì mà con đang mong muốn được đáp ứng”.
Khi trẻ lên 3 hoặc 4 tuổi, trẻ đã tự chủ hơn. Con đã nhận thức rõ ràng về nhu cầu và mong muốn của mình nên muốn tự khẳng định mình nhiều hơn. Nếu bạn nói hoặc làm những điều không đúng ý trẻ thì sao? Thì con sẽ dễ dàng nổi giận hơn đấy.
Vậy, làm thế nào để hạn chế những “bùng nổ” này ở trẻ? Dưới đây là những cách mà cả các chuyên gia và nhiều bố mẹ khác đều đồng ý và thấy chúng hiệu quả.
1. Làm các bước để ngăn chặn cơn giận dữ
Đầu tiên, bạn hãy dành nhiều thời gian hơn cho trẻ. Bạn có thể để con lựa chọn trò chơi, trang phục, món ăn,..và khiến cho con cảm thấy mình được quan tâm, chú ý.
Tiếp theo, bạn hãy thường xuyên khen ngợi những hành vi tích cực của trẻ. Khi con càng nhận được sự chú ý của bố mẹ cho hành vi đúng mực thì con càng có khả năng muốn làm lại điều đó nhiều lần.
Nếu như bạn đã đáp ứng nhu cầu, luôn quan tâm đến cảm xúc của con mà những cơn giận dữ vẫn xảy, có thể nguyên nhất xuất phát từ việc con không được nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ và quá căng thẳng. Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu con đang đói, buồn ngủ hay quá mệt mỏi thì hãy cho con một bữa ăn nhẹ và đi nghỉ nhé.
Cuối cùng, bạn đừng ngại ngần thừa nhận sai lầm của mình nếu có lỡ la hét, mắng mỏ con trong lúc con đang tức giận. Đôi khi, con cần hiểu rằng mắc sai lầm cũng không sao cả.
2. Đừng cố gắng trấn tĩnh trẻ
Khi con đang la hét hết cỡ, khóc lóc thật to thì những câu nói như: “Không được khóc!”, “Nín ngay!”, “Bình tĩnh lại ngay!” có vẻ không hiệu quả.
Bởi, khi cơn giận đang đến đỉnh điểm thì trẻ càng không muốn nghe bất cứ điều gì.. Bạn hãy cứ để cơn giận trôi qua nhanh chóng nhất bằng cách cho con một khoảng không gian yên tĩnh để bình tĩnh lại.
Nếu nhận thấy con có dấu hiệu: đánh, đá, cắn hoặc ném đồ đạc, bạn nên ngăn chặn điều này ngay lập tức bằng cách nói rõ ràng với con rằng, con được phép tức giận, khóc lóc nhưng làm tổn thương người khác thì không được.
Trẻ càng hét to, bạn càng nên im lặng. Việc lựa chọn im lặng thay vì la hét, quát mắng sẽ hiệu quả bất ngờ hơn bạn nghĩ đấy. Bởi lẽ, khi con đang tức giận, con thật sự muốn được giải tỏa. Nếu lúc này bạn cũng mất kiểm soát thì chỉ khiến cả hai thêm căng thẳng mà thôi.
Có nhiều phương pháp giúp bố mẹ có thể hạn chế la hét với con. Bạn có thể tìm hiểu chi tiết tại đây:
https://www.facebook.com/
3. Cho trẻ một chút không gian riêng
"Đôi khi, trẻ em cũng cần trút bỏ những cảm xúc muộn phiền. Vì vậy, hãy để con được làm điều đó" - Linda Pearson, tác giả cuốn sách "Phép màu kỷ luật" nói.
Khóc cũng khiến tâm trạng con được tốt hơn. Nước mắt được tìm thấy có chứa cortisol - hormone gây căng thẳng, và khóc giúp làm giảm huyết áp, nhịp tim. Khóc cũng gửi các tín hiệu đến bộ não để giúp làm dịu và thoải mái cơ thể đang bị tổn thương.
4. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao con lại phản ứng mạnh như vậy
Bất cứ sự giận dữ nào của trẻ cũng có nguyên nhân. Tuy nhiên, chúng ta thường nhìn vào thái độ, hành vi thay vì tìm ra nguyên nhân đằng sau những phản ứng dữ dội của trẻ.
Đối với trẻ mới biết đi, khi ngôn ngữ chưa được phát triển thì việc diễn tả suy nghĩ bằng lời nói thật chẳng dễ dàng gì. Vì vậy, đó chính là nguyên nhân vì sao chúng ta lại thấy lứa tuổi này khóc lóc, ăn vạ, tức giận nhiều đến vậy. Hơn ai hết, bạn cần là người hiểu con và biết con thực sự muốn gì để đáp ứng nhu cầu của con.
Jay Hoecker – bác sĩ nhi khoa ở Rochester, Minnesota cho rằng: “Trẻ em ở độ tuổi này thường vốn từ vựng chỉ có khoảng 50 từ và chưa thể nói nhiều hơn 2 từ một lúc. Giao tiếp của trẻ cũng vì vậy mà hạn chế, nhưng con lại có những suy nghĩ và mong muốn cần được đáp ứng.”
Với độ tuổi này, bạn có thể dạy những từ ngữ đơn giản như: măm măm, ti ti,...để trẻ có thể bảo hiệu cho bố mẹ biết.
Đối với trẻ mẫu giáo, con đang trong độ tuổi muốn thể hiện bản thân mình và khả năng tự lập nhiều hơn. Dù khả năng ngôn ngữ của con đã ổn hơn nhưng kỹ năng xử lý, kiểm soát cảm xúc của con vẫn chưa được rốt. Vì vậy, một bất đồng nhỏ cũng có thể khiến con giận dữ.
5. Chuyển hướng
Alisa Fitzgerald, một bà mẹ hai con ở, Massachusetts với kinh nghiệm xử lý các cơn ăn vạ của con chia sẻ rằng: "Túi của tôi luôn chứa đầy những thứ có thể gây xao nhãng và bận rộn cho một đứa trẻ như: đồ chơi, đồ ăn nhẹ, sách. Tôi thấy rằng, sự chuyển hướng tập trung có thể giúp tránh khỏi một cuộc “bùng nổ” đầy nước mắt có thể diễn ra.”
Bất cứ khi nào nhận thấy con mình sắp có khả năng nổi giận, cô sẽ mang những thứ có sẵn trong túi ra, mỗi lần một cái để thu hút sự chú ý của đứa trẻ.
Bạn có thể giúp trẻ nhanh chóng vượt ra sự giận dữ một cách tích cực là kéo con ra ngoài. Bạn hãy đưa con đi dạo, đi mua sắm,...Việc này sẽ giúp bình tĩnh lại nhanh hơn.
Trẻ em có khoảng thời gian chú ý khá ngắn, vì vậy chúng cũng sẽ dễ chuyển hướng. Ví dụ, khi bạn cùng con vào siêu thị, con nhất quyết mua một món đồ nào đó mà bạn không thể đáp ứng, bạn có thể chuyển hướng con sang:
“Mẹ chợt nhớ ra là mình cần mua kem, con có thể chọn vị giúp mẹ được không?”
Hoặc: - “Ôi! Con tôm hùm này to quá. Mẹ đố con nó có mấy chân đấy?”
6. Trao cho con một cái ôm
Đôi khi, tức giận, khóc lóc xuất phát từ nỗi buồn, thất vọng, hoảng sợ và một cái ôm có thể giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn. Bạn có thể nhẹ nhàng ôm con, vỗ về mà không cần nói bất cứ điều gì. Ôm giúp con thấy an tâm và biết rằng bạn đang rất quan tâm đến con ngay cả khi con đang làm sai điều gì đó. Đôi khi trẻ em cũng cần một nơi an toàn để giải tỏa cảm xúc của mình.
Tuy nhiên, bạn không nên ôm trẻ khi cơn giận đang ở cao điểm. Vì lúc này dù chúng ta có làm bất cứ điều gì cũng khiến sự “bùng nổ” diễn ra trầm trọng hơn. Khi nhận thấy các biểu hiện dữ dội ở trẻ giảm đi, cơn khóc có thể vẫn còn nhưng trẻ đã chú ý đến lời nói của người khác thì hãy ôm bé. Bởi, con thật sự rất cần một cái ôm của bạn để xoa dịu những tổn thương vừa trải qua.
7. Đưa ra phần thưởng
Một trong số những mẹo bạn có thể áp dụng để hạn chế sự giận dữ ở trẻ, đó là đưa ra phần thưởng.
Ví dụ, khi đưa trẻ đến nhà hàng bạn có thể nói với trẻ: “Mẹ yêu cầu tối nay con ngồi ăn tối đàng hoàng. Mẹ nghĩ rằng con sẽ làm được! Nếu con cư xử ngoan, khi về nhà, mẹ sẽ cho con xem TV.”
Cách “hối lộ” sẽ rất hiệu quả đấy, miễn sao điều kiện này đưa ra trước đó, chứ không phải giữa cơn ăn vạ của trẻ.
Sau khi con vượt qua cơn giận dữ, bố mẹ nên đưa ra quy tắc và kỹ năng để con xử lý chúng ở những tình huống tốt hơn nhé. Việc để con đối mặt với suy nghĩ và cảm xúc của con sẽ giúp con trưởng thành hơn đấy.
Bài viết của Mầm Nhỏ có tham khảo từ nguồn:
https://www.parents.com/