Loading Loading

CHA MẸ NÊN PHẠT CON NHƯ THẾ NÀO ĐỂ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH HẠNH PHÚC HƠN

CHA MẸ NÊN PHẠT CON NHƯ THẾ NÀO ĐỂ GIÚP CON TRƯỞNG THÀNH HẠNH PHÚC HƠN
Trên hành trình nuôi dạy con, kỉ luật con là điều cần có nhưng phạt như thế nào để đạt hiệu quả là một chủ đề thu hút nhiều quan tâm. Những hình phạt phù hợp, khoa học sẽ giúp con rèn luyện kỹ năng sống và trưởng thành hơn ngược lại sẽ khiến con tổn thương sâu sắc. Dưới đây là 8 gợi ý dành cho cha mẹ:
 
LUÔN LUÔN CÔNG BẰNG
 
Với những gia đình có nhiều hơn 1 con hoặc khi con chơi với anh chị em họ mà xảy ra tranh cãi. Lúc này, cha mẹ là “quan toà” rất quan trọng trong việc phân xử công bằng giữa các bé. Nếu có thể xác định được đúng lỗi và phạt là tốt nhưng nếu không tìm ra chính xác ai sai thì hãy phạt đều các bé. Nếu cha mẹ phạt nhầm sẽ gây nên thái độ tiêu cực đối với bé bị oan và bé còn lại sẽ có thái độ tự mãn rất có hại trong cuộc sống của con.
 
HÌNH PHẠT PHÙ HỢP VỚI LỨA TUỔI
 
Trưởng thành là một quá trình mắc sai lầm, rút kinh nghiệm và sửa chữa. Có thể, bé sẽ mắc nhiều sai sót. Lúc này, không tránh được việc cha mẹ cần nghiêm khắc xử lý để con hiểu rằng mình đang sai trái. Tuy nhiên, tuỳ lỗi mà có hình phạt phù hợp với lứa tuổi và sở thích của con. Ví dụ nếu con thích xem ti vi, cha mẹ có thể rút ngắn thời gian xem của con.
 
TRÁNH NƠI CÔNG CỘNG
 
Bị bêu rếu hoặc mắng mỏ ở nơi công cộng sẽ khiến bạn nhỏ bị xấu hổ nhiều hơn khi ở nhà hoặc khi chỉ có con và cha mẹ. Theo các nghiên cứu tâm lý, việc này lặp lại nhiều lần hoặc chỉ một lần nhưng rất nặng nề có thể gây xáo trộn tâm lý rất lớn. Điều đó khiến bạn nhỏ bị phụ thuộc vào sự nhìn nhận, đánh giá và quyết định dựa vào ý kiến của người khác để đưa ra quyết định của mình thay vì tự quyết. Ngược lại, nếu cha mẹ khen ngợi con ở nơi công cộng sẽ khiến con trở nên kiêu ngạo.
 
TRÁNH DÙNG TỪ NGỮ NẶNG NỀ VỚI CON
 
Ngôn ngữ khi phạt có một nghĩa rất lớn trong việc giáo dục con. Nếu cha mẹ sử dụng từ ngữ mỉa mai, chê trách nặng nề có thể gây tiêu cực lớn cho tâm lý của con. Bạn nhỏ có thể ghi nhớ những từ ngữ này.
 
KHÔNG PHẠT KÉP
 
Không ít cha mẹ khi thấy con làm sai họ sẽ bỏ qua với suy nghĩ con sẽ tự hiểu và rút kinh nghiệm. Nhưng lỗi sai lặp đi lặp lại khiến cha mẹ bực bội dẫn đến việc “phạt kép” các lỗi cùng lúc.
Một trong những quy tắc quan trọng khi phạt con mà cha mẹ nên nhớ là: Phạt - tha thứ - lãng quên. Bạn nhỏ không thể hoàn thiện hơn nếu thường xuyên bị khơi lại những lỗi sai trong quá khứ với những lời nói nặng nề. Nếu con sai quá nhiều lần thay vì mắng hay kỉ luật nghiêm khắc cha mẹ nên hướng tìm cách giải thích, hướng dẫn mới phù hợp hơn với con và kiên nhẫn hơn.
 
GỢI Ý VÀ RA LỆNH RẤT KHÁC BIỆT 
 
Đôi khi, cha mẹ thấy con làm sai ý của mình và phạt con luôn. Tuy nhiên, việc cha mẹ yêu cầu con thực hiện và khuyên nhủ là hai điều hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: “Con không nên ngồi xem ti vi quá một giờ nhé” và “Con không được xem ti vi quá một giờ nhé” là hai câu nói mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Câu đầu là một gợi ý câu sau là ra lệnh. Cha mẹ chỉ nên phạt khi con không làm theo yêu cầu.
 
KHÔNG NÊN DỌẠ CON
 
Không ít cha mẹ cho rằng mình có “cái uy” khi chỉ cần doạ con đã sợ làm theo điều yêu cầu. Thế nhưng, cha mẹ lại không biết rằng nếu chỉ nói mà không làm lâu dần sẽ khiến con có tâm lý “nhờn” và coi thường lời nói ấy.
Bạn nhỏ thường ghi nhớ rất tốt điều cha mẹ nói với con, đặc biệt là những lời doạ khá đáng sợ. Vậy nên, khi nói với con bất kỳ điều gì, cha mẹ nên dứt khoát thực hiện.
 
GỢI Ý NHỮNG HÌNH PHẠT KHOA HỌC
 
Với những lưu ý trên, cha mẹ cần hết sức tinh tế và nghiêm túc khi đưa ra hình phạt cho con. Mục đích của việc này là giúp con nhận ra điều sai và hoàn thiện bản thân tốt hơn. Tuy nhiên, những hình phạt quá nặng nề lại không mang lại hiệu quả như vậy. Chỉ có những hình phạt khoa học và tinh tế mới giúp được bạn nhỏ rèn luyện thêm kỹ năng cho mình.
Dưới đây là một số hình phạt mang lại hiệu quả giáo dục tốt cho con bố mẹ có thể thử ứng dụng nha:
- Để con ngồi một mình trong vài phút để con tự suy nghĩ về việc làm sai của mình.
- Giao cho con công việc nhà như dọn dẹp, lau chùi, tưới cây…
- Giao cho con việc nhặt đậu.
- "Giữ hộ" những món đồ yêu thích của con hoặc thử thách, không cho con làm điều con yêu thích.
 
Nguồn: Learnova Việt Nam

Bài viết liên quan

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?

Mẹ và bé

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?Khen ngợi trẻ thường là một việc khó khăn với nhiều
Xem chi tiết
CHIẾN LƯỢC GIÚP BẠN VÀ CON HỢP TÁC VỚI NHAU TỐT HƠN

CHIẾN LƯỢC GIÚP BẠN VÀ CON HỢP TÁC VỚI NHAU TỐT HƠN

Mẹ và bé

Giả sử đứa con trai 2 tuổi nhìn bạn, sau đó leo lên sofa và bắt đầu nhảy. Trong khi đó bạn li
Xem chi tiết
BỐ MẸ CÓ CẦN PHẢI XIN LỖI CON KHÔNG?

BỐ MẸ CÓ CẦN PHẢI XIN LỖI CON KHÔNG?

Mẹ và bé

Hầu hết các bậc cha mẹ nhấn mạnh rằng con cần phải xin lỗi anh chị em, bạn bè hoặc người
Xem chi tiết
0946 626 646