Loading Loading

BỐ MẸ HẠNH PHÚC CÓ NUÔI DẠY NÊN NHỮNG EM BÉ KHỎE MẠNH HƠN?

BỐ MẸ HẠNH PHÚC CÓ NUÔI DẠY NÊN NHỮNG EM BÉ KHỎE MẠNH HƠN?

Chúng ta thường cố gắng để mang lại cho con một cuộc sống tốt đẹp hơn. Do vậy, chúng ta cố gắng làm việc chăm chỉ, với mong muốn, bằng số tiền ấy, có thể mang lại cho trẻ những thứ tốt nhất có thể trong khả năng của mình như quần áo, thức ăn, môi trường học tập… 

Nhưng chính những điều ấy lại thường khiến chúng ta, những người làm bố, làm mẹ căng thẳng, lo lắng vì không biết mình làm vậy đã đủ lo cho con, cho cuộc sống của cả gia đình chưa. Trớ trêu thay, tất cả sự lo lắng, căng thẳng này không làm cho con cái chúng ta trở nên tốt đẹp hơn và thêm vào đó là gây hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của chính chúng ta.

Trong khi ấy, có rất nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng bố mẹ hạnh phúc thì có nhiều khả năng con cái sẽ mạnh khoẻ, điều đó có nghĩa là mình nên nghỉ ngơi và chăm sóc cho bản thân mình nhiều hơn một chút. 

Tại sao lại như vậy? Một nghiên cứu gần đây về thanh thiếu niên của Deb Sibnath và nhóm đồng nghiệp quốc tế của cô đã chỉ ra, gia đình mà một đứa trẻ được nuôi nấng sẽ thực sự tác động đến sức khỏe tinh thần của trẻ. Và những kiểu gia đình có tác động tiêu cực nhất thì có những đặc điểm như: 

1. Gia đình có bố mẹ thường tranh cãi với nhau.

2. Gia đình có bố mẹ không chia sẻ vấn đề với nhau hay cùng nhau tìm ra cách giải quyết.

3. Gia đình thiếu tình thương, sự quan tâm ấm áp của bố mẹ.

4. Gia đình có bố mẹ kiểm soát chặt hành vi của con, đặc biệt liên tục áp đặt con phải có kết quả học tập tốt, thiếu thực tế. 

5. Gia đình có bố mẹ với đặc điểm tính cách gây ra cảm giác căng thẳng, lo âu như nóng tính.

Tất cả những kiểu gia đình ở trên đều được chỉ ra là có liên quan mật thiết để sự lo âu, khả năng điều chỉnh cảm xúc kém và thiếu tự tin ở trẻ. 

Do vậy, tạo ra môi trường gia đình tích cực mà ở đó những em bé lớn lên, được nuôi dạy là rất quan trọng.

Ví dụ, một đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ yêu thương, được bày tỏ cảm xúc cùng môi trường xung quanh chấp nhận và tôn trọng trẻ, sẽ có khả năng ít nguy cơ bị tổn thương hay sang chấn tâm lý hơn. Trong khi ấy, trẻ em bị tổn thương, hoặc không bao giờ được người chăm sóc dạy dỗ phải khoan dung với người khác (ví dụ: nếu cha mẹ có lời nói khó chịu với con), có thể sẽ ít kiên nhẫn hơn vì trẻ không nhìn thấy được những điều đó ở bố mẹ của mình, đặc biệt khi đứng khó khăn, khủng hoảng.

Do vậy, không có gì ngạc nhiên khi cha mẹ đáp ứng được nhu cầu của mình thì họ có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của con cái họ. Chẳng hạn, một nghiên cứu nổi tiếng của Suniya Luthar và Lucia Ciciolla, đã phát hiện ra rằng điều quan trọng là cha mẹ (đặc biệt là các bà mẹ) thấy hài lòng với vai trò là cha mẹ của mình, thì nó cũng quan trọng không kém với sức khỏe tinh thần của họ và làm cha mẹ hiệu quả cũng đến từ sự hỗ trợ của những người xung quanh. Điều đó có thể không đến từ người bạn đời của mình, mà có thể đến từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp… và ngay cả bản thân những đứa trẻ cũng có thể hỗ trợ, giúp đỡ cho bố mẹ của mình. Khi ấy, bố mẹ sẽ trở thành những người bình tĩnh hơn, hạnh phúc hơn và quay trở lại nuôi dạy con tốt hơn. 

Hay nói một cách khác, nếu bố mẹ càng cảm thấy vui vẻ, được nâng đỡ, có chỗ dựa tinh thần về mặt cảm xúc thì bố mẹ sẽ nuôi dạy con cái tốt hơn và kết quả là đứa trẻ cũng được lớn lên khỏe mạnh cả về khía cạnh tâm lý, thể chất và xã hội. 

Đó là một điểm rất quan trọng. Vì sự hy sinh bản thân và có quá ít cơ hội để nạp lại năng lượng sẽ không mang đến cho trẻ môi trường tốt nhất để phát triển.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP CHÍNH MÌNH VỚI VAI TRÒ LÀ BỐ MẸ CẢM THẤY TỐT HƠN (Và cũng chính là giúp con cái của mình)

Tin tốt là có những điều chúng ta có thể làm với tư cách là một người cha, người mẹ để tự giúp chính mình, và cuối cùng là giúp ích cho con cái của mình đang được nuôi dạy trong chính môi trường ấy. Bạn có thể tham khảo những cách làm sau nhé:

1. Tìm hiểu về sự phát triển của trẻ. Một người nếu thấy mình có khả năng trong vai trò là một người bố, một người mẹ sẽ cảm thấy tự tin hơn, bình tĩnh hơn dù là trong tình cảnh “khủng hoảng” chẳng hạn như một đứa trẻ 2 tuổi cả đêm không ngủ hay một đứa 12 tuổi nhất quyết muốn để kiểu đầu mình thích. 

2. Tìm một nhóm những bố mẹ mà bạn có thể xin lời khuyên. Đó có thể người thân của bạn hay một nhóm các bố mẹ trên Facebook hay bố mẹ mà bạn gặp ở sân chơi của con. Khi bạn cởi mở về những khó khăn của mình thì khả năng cao họ cũng sẽ làm tương tự với bạn. 

3. Nhớ lý do lúc đầu vì sao mà mình muốn làm bố, làm mẹ. Hy vọng rằng đó là một sự lựa chọn của bạn, điều đó có nghĩa là mình sẽ có những cấp độ khác nhau, chẳng hạn làm cha mẹ vì bị thúc giục, cảm thấy mình đã có khả năng để làm bố, làm mẹ hay đó một mục đích cuộc sống… Những người hiểu được tầm quan trọng về vai trò của của mình dường như sẽ có khả năng chịu đựng được căng thẳng tốt hơn. 

4. Nếu bạn có đi làm, hãy làm những gì có thể để cân bằng được công việc - cuộc sống. Không có một công thức hoàn hảo nào cho việc cha mẹ nên dùng bao nhiêu thời gian. Nó sẽ thay đổi khi một đứa trẻ lớn hơn hay nhu cầu công việc thay đổi. Bí quyết là phải thay đổi thế giới xung quanh bạn vừa đủ để đáp ứng một số nhu cầu của bạn. Đó có thể là một thói quen tập thể dục ngắn, hoặc dành mười phút mỗi ngày trước khi bạn đi làm buổi sáng để uống một tách cà phê hay dành một chút thời gian để sau khi đi gửi trẻ/ đưa trẻ đến trường. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể có nhiều cách khác để điều chỉnh căng thẳng, lo lắng của mình và cải thiện chất lượng cuộc sống. Mỗi cách bạn đưa ra để cải thiện môi trường gia đình xung quanh con cũng chính là đang cải thiện những nguồn lực hỗ trợ mà con có thể cần trong tương lai khi phải đương đầu với khó khăn của chính mình. Do vậy, hãy tốt với chính mình, vì lợi ích của con, bạn nhé!

Bài viết của Mầm Nhỏ có sự tham khảo từ: 
https://www.psychologytoday.com/intl/blog/nurturing-resilience/201910/do-happy-parents-raise-healthier-kids

Bài viết liên quan

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?

Mẹ và bé

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?Khen ngợi trẻ thường là một việc khó khăn với nhiều
Xem chi tiết
CHIẾN LƯỢC GIÚP BẠN VÀ CON HỢP TÁC VỚI NHAU TỐT HƠN

CHIẾN LƯỢC GIÚP BẠN VÀ CON HỢP TÁC VỚI NHAU TỐT HƠN

Mẹ và bé

Giả sử đứa con trai 2 tuổi nhìn bạn, sau đó leo lên sofa và bắt đầu nhảy. Trong khi đó bạn li
Xem chi tiết
BỐ MẸ CÓ CẦN PHẢI XIN LỖI CON KHÔNG?

BỐ MẸ CÓ CẦN PHẢI XIN LỖI CON KHÔNG?

Mẹ và bé

Hầu hết các bậc cha mẹ nhấn mạnh rằng con cần phải xin lỗi anh chị em, bạn bè hoặc người
Xem chi tiết
0946 626 646