Khi còn nhỏ, trẻ em thường có tính tò mò bẩm sinh. Con luôn háo hức khám phá thế giới xung quanh, tiếp thu trọn vẹn mọi điều mới lạ. Thế nhưng, đâu đó trên hành trình khôn lớn sẽ có nhiều thứ hấp dẫn hơn làm bé xao nhãng chuyện học. Cũng vì thế nên mới có chuyện nhiều bạn nhỏ không thích, thậm chí sợ hãi trường học và những điều mới. Nhưng bố mẹ biết đấy, chuyện nào khó cũng sẽ có cách gỡ rối, hãy để Mầm Nhỏ mách nước 9 tuyệt chiêu hay giúp khơi dậy, vun đắp tình yêu ham học trong bé.
TẠO KHÔNG GIAN HỌC TẬP
Trẻ con cũng giống như người lớn, chúng cần một có một không gian thoải mái để kích thích sự ham học hỏi. Sau những giờ học gò bó trong môi trường kín trên lớp, bố mẹ có thể thi thoảng đưa con ra ngoài thư viện thay vì ngồi vào bàn học như thường ngày. Hoặc nếu được, thi thoảng bố mẹ cũng có thể thay đổi cách bày trí không gian học tập cho trẻ ở nhà.
RÈN LUYỆN THỂ LỰC
Sinh thời, Bác Hồ đã từng nói: “Có sức khỏe là có tất cả”, câu nói của Bác quả không sai. Nếu như con bạn không có một sức khỏe tốt thì thật khó để chúng có thể làm bất cứ việc gì. Vì thế thay bằng việc mỗi ngày ép con học và học bố mẹ hãy dành thời gian rủ con ra ngoài vận động. Đó có thể là 15 phút chơi bóng cùng bố hay đi dạo một vòng quanh nơi mình ở. Nhờ vậy, con sẽ thấy có nhiều năng lượng hơn để khám phá mọi thứ xung quanh.
SẮP XẾP THỜI GIAN HỢP LÝ
Khơi dậy tình yêu ham học hỏi trong trẻ không có nghĩa bố mẹ cứ phải bắt ép con ngồi vào bàn học 24/24. Thay vì thế, bố mẹ hãy sắp xếp khoảng thời gian hợp lý để con có thể cảm thấy việc học là niềm yêu thích chứ không hề áp lực. Ví dụ như sau một giờ học, bố mẹ hãy cho con thư giãn khoảng 5 – 10p. Điều này sẽ giúp não bộ của con nghỉ ngơi nhờ vậy con cũng cảm thấy việc khám phá những điều mới trở nên thoải mái hơn.
BIẾN GIỜ HỌC THÀNH TRÒ CHƠI
Ngay cả những môn học tưởng chừng như khô khan nhất cũng có thể khiến nó trở nên thú vị nếu bố mẹ biết cách lồng ghép các trò chơi vào trong đó. Sử dụng trò chơi như một công cụ kích thích sự ham học trong bé không chỉ mang lại cơ hội tiếp thu cái mới sâu hơn và phát triển tối đa kỹ năng nhận thức mà nó còn giúp thúc đẩy trẻ muốn học hỏi. Khi một đứa trẻ tích cực tham gia vào một trò chơi, tâm trí của chúng sẽ dành trọn cho nó nhờ vậy khả năng dung nạp điều mới cũng cao hơn.
Bố mẹ có thể cho con chơi những trò chơi như đuổi hình bắt chữ, hóa thân,… Hoặc đôi khi chỉ bằng chút hài hước kể lại một câu chuyện thú vị liên quan đến điều được dạy cũng đủ để bé cảm thấy giờ học này thú vị hơn.
CHIA NHỎ BÀI HỌC
Những bài học phức tạp có thể trở nên quá sức đối với trẻ, đặc biệt là những trẻ đang gặp khó khăn về khả năng tập trung. Trong những trường hợp này bố mẹ có thể chia bài học thành nhiều phần nhỏ để con có thể cảm thấy thoải mái khi học những điều mới.
Cụ thể, sau khi tập trung để hoàn thành bài học một bố mẹ hãy cho trẻ nghỉ ngơi rồi sau đó mới quay lại với nhiệm vụ tiếp theo. Điều này sẽ giúp trẻ tiếp thu bài học mới nhanh và sâu hơn so với việc chúng chỉ cố gắng hoàn thành tất cả mọi thứ trong một lần.
TÌM SỞ THÍCH VÀ ĐAM MÊ
Nếu bố mẹ thực sự muốn khơi dậy lòng ham học trong trẻ, hãy khuyến khích con khám phá các chủ đề và môn học khiến con say mê. Khi việc học hỏi gắn liền với sở thích và đam mê trẻ quan tâm, trẻ sẽ cảm thấy chúng trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
Chẳng hạn như trẻ yêu thích khủng long, bố mẹ hãy dành thời gian cùng con tìm những cuốn sách và câu chuyện hấp dẫn và thú vị về khủng long. Sau đó, bố mẹ có thể “thách” trẻ xác định thời gian xuất hiện con khủng long yêu thích và gọi tên những đặc điểm cơ bản của chúng. Hoặc học toán bố mẹ có thể tính bằng đơn vị khủng long.
ĐƯA TRẺ ĐI TRẢI NGHIỆM
Hầu hết mọi trẻ em đều không thích đọc những cuốn giáo khoa khô khan, chúng mong muốn có một chuyến đi trải nghiệm hơn. Đồng thời, các nhà giáo dục cũng chỉ ra rằng, trải nghiệm và các hoạt động thực hành sẽ giúp khơi dậy hứng thú, trí tưởng tượng của trẻ.
Chẳng hạn như, con đang học phép cộng, thay vì bắt con ngồi học tính toán khô khan trên trang giấy, bố mẹ có thể dùng những đồ vật xung quanh có hình khối và sắc màu để lấy ví dụ về phép cộng ấy.
LỰA CHỌN CÁCH HỌC PHÙ HỢP
Mỗi một đứa trẻ đều sẽ có phong cách học hỏi riêng. Các nhà giáo dục và tâm lý học đã xác định ba phong cách học tập chính đó là thị giác, thính giác và động lực học.
Ví dụ như có trẻ học bằng hình ảnh rất tốt, nhưng ngược lại có trẻ học thính giác tốt hơn bằng cách lắng nghe những điều mình được giải thích. Đặc biệt đối trẻ nhỏ, việc khám phá và sử dụng loại phong cách học tập sẽ giúp trẻ cảm thấy việc học thoải mái hơn.
Ngoài ra có rất nhiều câu đố trên mạng để giúp bố mẹ xác định phong cách học cho trẻ. Cùng với đó bố mẹ có thể đưa ra các phỏng đoán dựa trên sở thích và hoạt động mà trẻ cảm thấy thích thú.
HỖ TRỢ VÀ KHUYẾN KHÍCH TRẺ
Lý do lớn nhất khiến trẻ không muốn khám phá và học hỏi mọi thứ xung quanh là do chúng đã đánh mất niềm yêu thích. Khi việc học không còn là niềm yêu thích nữa, trẻ sẽ thấy lo lắng và áp lực từ đó gây ra sự chán nản.
Như vậy, điều quan trọng bố mẹ nên làm là ở bên cạnh động viên và khuyến khích trẻ. Nhà nghiên cứu Carol Dweck của Đại học Stanford phát hiện ra rằng khi học sinh được khen ngợi, họ thực sự đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra.
Vì thế, thay vì áp đặt trẻ về điểm số, thành tích, bố mẹ nên cùng con vực dậy sau mỗi lần “vấp ngã”. Khi con bạn cảm thấy việc học không chỉ để lấy thành tích hay sự hoàn hảo, chúng sẽ cảm thấy thư giãn và tận hưởng quá trình học tập nhiều hơn.
Hy vọng rằng, thông qua 9 tuyệt chiêu trên, bố mẹ có thể giúp bé khơi dậy tình yêu ham học. Ngoài ra, bố mẹ có thể cho con tham gia những chuyến đi thực tế vào cuối tuần. Đó có thể là chuyến đi đến một vùng đất mới lạ như https://www.langhaohuc.vn/ để con được hòa mình vào thiên nhiên, cây cối. Nhờ đó, con sẽ cảm thấy thoải mái hơn và khi về sẽ tập trung tối đa cho việc học.