Loading Loading

6 ĐIỀU BỐ MẸ THƯỜNG CẢM THẤY CÓ LỖI VỚI CON

6 ĐIỀU BỐ MẸ THƯỜNG CẢM THẤY CÓ LỖI VỚI CON

Trước hết, chúng mình hãy dành một chút thời gian để thú nhận với nhau rằng chúng ta đã phải đọc, học và tìm hiểu rất nhiều thứ từ khi có thêm 1 bạn nhỏ cùng đồng hành trong cuộc đời. Và tất nhiên, những kiến thức nuôi dạy, chăm sóc con thật chẳng khác một mớ bòng bong, đôi khi thật khác xa thực tế với đứa con khó hiểu, bướng bỉnh của mình.

Bố mẹ ạ, không ai sinh ra đã là thiên tài bẩm sinh về việc làm một người bố, người mẹ tuyệt vời. Chúng ta cần rèn rũa, học hỏi và trên con đường ấy sai lầm là những điều không thể tránh khỏi. Nhưng thật ra có sai lầm thì mới có thể có thêm nhiều kinh nghiệm để nuôi dạy con cái được.

Có lẽ, với những bước tiến không ngừng của cuộc sống; với những thay đổi, lớn khôn từng ngày của con đôi khi khiến chúng ta choáng ngợp, chưa kịp thích nghi nên thường cảm thấy áy náy với bọn trẻ.

Dưới đây là 6 điều mà bố mẹ hay cảm thấy có lỗi với con, nhưng đừng lo nhé, vì có những điều vẫn có thể chấp nhận và không quá nghiêm trọng đâu ạ!

1. Khi bạn quá tập trung vào công việc.

Điều này trở nên đúng và đặc biệt trong trường hợp gia đình có cả bố và mẹ cùng đi làm. Bởi vì, với nhiều nhà người bố thường được kỳ vọng là trụ cột chính, vì vậy với một người mẹ sẽ cảm thấy tồi tệ khi phải san sẻ bớt thời gian bên con để dành cho công việc. Hơn nữa nếu như đây là công việc mà bạn thực sự yêu thích và đam mê. 

Nhưng vì sao bạn lại cảm thấy có lỗi khi đang đóng góp một phần thu nhập cho gia đình, và đang là một tấm gương sáng cho con bạn về đức tính chăm chỉ nhỉ? Hãy đối mặt với nó, vì tất cả chúng ta đang sống trong thời đại cần thu nhập để nuôi dưỡng con cái và những nhu cầu khác của cuộc sống. 

Nhiệm vụ ở nhà của mỗi bố mẹ đều công bằng như nhau. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng người mẹ cần có sự đồng hành, trợ giúp của người bố trong công việc nhà và chăm sóc, giáo dục con. Sự thay phiên giúp mỗi người hiểu được áp lực và khó khăn của đối phương.Thỉnh thoảng nếu bạn cảm thấy tình cảm gia đình đang bị xa cách, đừng ngại ngần khi đầu tư một không gian và thời gian lãng mạn, hạnh phúc, chất lượng bên nhau nhé. Đây sẽ là những kỷ niệm làm đẹp tâm hồn trẻ và theo con trong suốt hành trình cuộc đời. 

2. Khi bạn không cho con được những thứ giống như “con nhà người ta”.

Là bố mẹ, chúng mình tin bạn đã và đang cố gắng hết sức để mang lại cho con một nền giáo dục tốt nhất, những bữa cơm gia đình chất lượng nhất, và những khoảng không gian gắn kết nhất. Nhưng đôi khi bạn vẫn cảm thấy có lỗi vì không cho con những vật chất, tình cảm, điều kiện tốt bằng những đứa trẻ khác? Ví dụ như, con hàng xóm có ô tô điều khiển tiền triệu, nhưng con mình chỉ có ô tô vài chục nghìn; khi con nhà bạn mình học trường quốc tế nhưng con mình chỉ học “trường làng”...

Chúng mình khẳng định rằng đây là một gánh nặng mà bạn không cần thiết phải mang nó. Thực tế, nếu bạn sẵn sàng đáp ứng và cho con mọi thứ mà con yêu đầu, đòi hỏi là bạn đang biến đứa trẻ của mình thành người ưa vật chất, nguy hại hơn là không biết tôn trọng sức lao động của người khác. 

Trẻ em dễ bị cuốn hút và mong có được nhiều đồ mới, cũng giống như việc chúng có thể chán món đồ đó ngay ngày hôm sau. Việc đáp ứng bất cứ món đồ nào mà con thích bất chợt sẽ khiến đứa trẻ không nhận ra giá trị của việc bạn đang làm cho con. À, tất nhiên điều này không có nghĩa là bạn từ chối mọi thứ mà con yêu cầu đâu nhé. Nếu bạn thấy rằng con đang tha thiết mong muốn được có một món đồ nào đó, bạn có thể biến điều ấy thành sự thật dựa vào sự cố gắng, thái độ và sự chân thành của con. 

Hãy cho con những thứ mà con xứng đáng được hưởng, thích hợp để hưởng và phù hợp với cả hoàn cảnh của bạn nữa nhé!

3. Thỉnh thoảng bạn hét lên với con.

Bạn chỉ thực sự bình yên và chẳng có gì phải lăn tăn khi con bạn cả ngày ngồi yên, nói gì nghe nấy, không nghịch ngợm, không làm trái ý bạn. Ồ, nhưng đây mới chính là những điều không hề bình thường. Thực tế là nghịch ngợm, bày bừa, hò hét, vui vẻ mới chính là bản chất của một đứa trẻ đúng nghĩa. Tất nhiên, kèm với đó là cảm giác khó chịu, bất lực đôi khi mệt mỏi của bố mẹ là điều dễ hiểu. 

Điều này còn kèm với việc đôi khi bạn quát tháo, hét lên với con vì quá tức giận và muốn ngăn cản con khỏi nguy hiểm. Nhưng chỉ nên dừng lại ở đôi khi thôi nhé. Vì nếu cáu giận xảy ra liên tục thì đây lại là vấn đề cần được cải thiện ở bố mẹ đấy. 

Hãy xem xét việc này có nguy hiểm hay không dựa trên tình huống gặp phải của con, lời nói của bạn có căng thẳng quá không, và thái độ của con bạn có tiêu cực không. Nếu chỉ từ lý do nhỏ nhất có thể khiến bạn có phản ứng thái quá thì chúng ta cần kiểm tra lại và sửa chữa nó. Khi bạn đã hét lên với con mặc dù đó không phải lỗi của con thì hãy cứ mạnh dạn xin lỗi con nhé. Điều này giúp con học được rằng xin lỗi rất quan trọng, ai cũng cần làm nó ngay cả chính người lớn. 

4. Đã đồng ý cho con xem điện thoại, tivi.

Ngày nay, các bậc cha mẹ có một khía cạnh khác cần quan tâm là việc phát triển ngày càng mạnh của mạng internet và các thiết bị điện tử. Thực tế là Mầm Nhỏ cũng có nhiều bài viết cảnh báo về việc cho con tiếp xúc với thiết bị điện tử quá nhiều sẽ mang lại hậu quả như thế nào. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn phải cảm thấy quá hối hận khi có lỡ cho con xem 1 chút hoặc nhiều hơn một chút so với quy định hàng ngày bạn đã đặt ra (Ví dụ như bạn chỉ cho phép con xem 30 phút/ngày, nhưng hôm nay con xem 1h/ngày…). Thành thật mà nói, đôi khi bọn trẻ yên lặng bên màn hình là những giờ phút tranh thủ cực kỳ hiếm hoi của bố mẹ, nên bạn đừng cảm thấy quá tồi tệ nhé. 

Tất nhiên, bạn nên có các quy tắc rõ ràng và giới hạn cho việc xem tivi, điện thoại của con như: thời gian bao lâu, chương trình gì, khoảng cách xem như thế nào...

5. Bạn lỡ to tiếng với con nơi công cộng. 

Nếu con bạn mè nheo trong siêu thị vì bạn nói không với đòi hỏi của chúng. Đừng quá để tâm đến lỗi của con. Con bạn có hành vi sai trái có thể bắt nguồn từ việc đói, mệt mỏi, bị kích thích thái quá hoặc chỉ muốn kiểm tra sự kiên nhẫn của bạn thôi! 

Gạt qua cảm giác tội lỗi vì đã to tiếng với con, hãy tìm hiểu nguyên nhân thực sự khiến cho trẻ có những hành động như vậy. 

Điều khác bạn cần làm là rút kinh nghiệm để không to tiếng, đánh và kỷ luật con nơi công cộng. Hãy giải thích cho trẻ về hậu quả của việc làm sai trái ấy bằng thái độ tôn trọng nhất. 

6. Không thể trở thành cha mẹ "siêu nhân".

Nếu bạn đã bắt gặp những hình ảnh xinh đẹp lộng lẫy của các bà mẹ bỉm sữa, hình ảnh sạch sẽ, chỉnh chu, ngoan ngoãn của bọn trẻ trên mạng và coi đó là lý tưởng, hoàn hảo và đặt câu hỏi “Sao mình lại không “siêu nhân” và đẹp được như họ?”.

Bạn ạ, thực tế hàng triệu bà mẹ bên cạnh những khoảnh khắc “tử tế” hiếm hoi như thế thì phải đối diện với rất rất nhiều cuộc vật lộn cùng các vai trò khác nhau như: là “đầu bếp” của con, là nội trợ, là “bác sĩ”, là người giải quyết mọi vấn đề của bọn trẻ. Và kèm theo đó là hình ảnh quần áo xộc xệch, đầu bù tóc rối, nhớ nhớ quên quên đủ thứ, thậm chí còn có những cảm xúc không thể tồi tệ hơn. 

Bạn là cha mẹ, nhưng bạn cũng chỉ là con người bình thường. Sẽ có những ngày bạn muốn ném tất cả vào thùng rác, vỡ òa trong nước mắt và tự trách đã không làm tốt vai trò của mình. Nhưng hãy hỏi bọn trẻ nhé, chúng sẽ luôn thấy bố mẹ mình là những siêu anh hùng của chúng, là đầu bếp nấu các món ăn ngon nhất, là người bạn thân tuyệt vời. Con bạn sẽ không giảm tình yêu và tôn trọng dành cho bạn khi có lỡ phát hiện bạn không hoàn hảo như chúng nghĩ đâu. Vì điều này sẽ dạy các con rằng ai cũng có thể và được phép phạm sai lầm.

Đừng lo sợ, hoang mang khi có ai đó chê bạn là bố mẹ chưa tốt, chưa chăm sóc con tốt, chưa đảm đang đủ. Hãy đưa ra quyết định của riêng mình, từ bỏ hình ảnh hoàn hảo của những phụ huynh khác, thừa nhận sai lầm và tìm kiếm lời khuyên để thành ông bố bà mẹ tốt nhất theo cách của mình. 

Bài viết liên quan

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?

Mẹ và bé

LÀM THẾ NÀO ĐỂ KHEN NGỢI CON HIỆU QUẢ?Khen ngợi trẻ thường là một việc khó khăn với nhiều
Xem chi tiết
CHIẾN LƯỢC GIÚP BẠN VÀ CON HỢP TÁC VỚI NHAU TỐT HƠN

CHIẾN LƯỢC GIÚP BẠN VÀ CON HỢP TÁC VỚI NHAU TỐT HƠN

Mẹ và bé

Giả sử đứa con trai 2 tuổi nhìn bạn, sau đó leo lên sofa và bắt đầu nhảy. Trong khi đó bạn li
Xem chi tiết
BỐ MẸ CÓ CẦN PHẢI XIN LỖI CON KHÔNG?

BỐ MẸ CÓ CẦN PHẢI XIN LỖI CON KHÔNG?

Mẹ và bé

Hầu hết các bậc cha mẹ nhấn mạnh rằng con cần phải xin lỗi anh chị em, bạn bè hoặc người
Xem chi tiết
0946 626 646