Loading Loading

4 HÀNH ĐỘNG CẦN PHẢI LÀM KHI CON BỊ BẠN TRÊU VÀ BẮT NẠT

4 HÀNH ĐỘNG CẦN PHẢI LÀM KHI CON BỊ BẠN TRÊU VÀ BẮT NẠT
~Bài viết dưới đây được chia sẻ dưới câu chuyện về cách ứng xử của Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu - Aki Nguyễn ~
 
Tình huống: Trẻ tầm 4-5 tuổi hay bị các bạn ở lớp trêu chọc và bắt nạt thì nên làm gì?
Hồi 4-5 tuổi có lần Bon thủ thỉ với mẹ lúc đi ngủ về chuyện trên lớp: “Mẹ ơi con yêu bạn M vì bạn ấy thích cảnh sát, nhưng mà các bạn ở lớp thì hay trêu là cảnh sát em bé chẳng sợ, thế là bạn ấy khóc mẹ ạ”.
 
Đó sẽ là những câu chuyện bố mẹ thường được nghe khi trẻ bước vào độ tuổi mẫu giáo lớn, và lên tiểu học.
 
Những trẻ hay bị bạn bè bắt nạt hoặc trêu chọc thường là những em bé nhạy cảm, trầm tính hoặc sẽ có một sở thích hay đam mê nào đó khác với những đứa trẻ khác. Và tâm lý chung của con người là khi ai đó dễ bị xúc động, dễ bị tổn thương, khác với mọi người thì sẽ dễ trở thành mục tiêu để đám đông tấn công. Nếu bố mẹ có con thuộc nhóm dễ bị bắt nạt hoặc dễ bị tổn thương bởi những lời trêu chọc của bạn bè thì việc đồng hành cùng con ngay từ thời gian đầu để rèn luyện cho con một số kỹ năng mềm là điều rất cần thiết.
 
1. Thái độ bình tĩnh của cha mẹ
Trong những tình huống khi con kể bị bạn trêu hay bắt nạt bố mẹ hãy bình tĩnh để trò chuyện với con theo những cách sau:
- Con bị bắt nạt/trêu khi nào?
- Bị ở đâu?
- Ai đã trêu/bắt nạt
- Bạn ấy đã làm như thế nào, nói những gì?
Tiếp đến hãy hỏi về cảm xúc của con:
- Khi bị trêu như vậy con cảm thấy như thế nào?
- Chuyện gì tiếp theo đã xảy ra sau khi bị bạn ấy trêu?
 
Dựa vào những điều trẻ kể lại bố mẹ sẽ hãy viết ra giấy để nắm bắt được tình hình cụ thể. Từ đó sẽ có những biện pháp giải quyết thích hợp. Nếu như đó chỉ là lời trêu đùa bình thường của bạn bè thì bố mẹ hãy đồng cảm với cảm xúc của con “Con đã rất tổn thương và buồn khi bị trêu như vậy đúng không”, tiếp đến hãy coi đây là cơ hội để rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề cho con.
 
Có một kỹ năng quan trọng tôi thường dạy Bon để giúp con đối mặt với những lần bị bạn bè trêu chọc là:
 
2. Dạy trẻ dám nói thẳng ra điều mình không thích
Khi con khó chịu với việc người khác làm, những lời người khác nói con hãy nói thẳng với họ mong muốn của con “Tớ không thích cậu làm như vậy”. Nếu con bị ai đó trêu chọc, bắt nạt con hãy nói với họ “Tớ không muốn cậu trêu tớ như vậy. Tớ không muốn bị nói như vậy. Tớ không thích nên các cậu dừng lại đi”.
 
Để rèn cho con cách nói ra những điều mình nghĩ thì trong những cuộc trò chuyện hàng ngày cha mẹ hãy luôn làm gương trong mọi tình huống. Ví dụ như khi con làm hay nói điều gì khiếnmình khó chịu hãy nói với con “Mẹ không thích Bon nói như vậy. Mẹ muốn con dừng lại” cũng là một cách để con học hỏi theo.
 
Đồng thời tôi dạy Bon rằng nếu mẹ nói điều gì đó làm con khó chịu trong lúc mẹ mất bình tĩnh thì con hãy nói cho mẹ biết nhé là “Con không thích mẹ nói như vậy đâu. Con không thích mẹ áp đặt con. Con buồn khi nghe mẹ nói như vậy…”
 
Tôi nhớ có một dạo tôi rất hay quát to với Bon vì con không nghe lời. Hôm đó Bon cũng gào to lại với mẹ nước mắt dàn giụa “Con không thích mẹ quát to với con như thế. Mẹ hứa là mẹ sẽ nói nhẹ nhàng mà mẹ chẳng thực hiện. Mẹ làm con thấy bị tổn thương. Nên con cũng quát to lại với mẹ”. Tôi biết là mình đã sai trong cách ứng xử, nên thành thật xin lỗi con, đồng thời khen ngợi con “Cảm ơn Bon vì đã nói ra những điều con nghĩ cho mẹ biết. Mẹ xin lỗi con lần này nhé”.
 
Sẽ phải mất một thời gian dài, thậm chí là 1-2 năm để đứa trẻ có thể rèn luyện được kỹ năng nói ra điều mình cảm nhận, nhất là những điều mình khó chịu. Đặc biệt với những em bé nhạy cảm và tính tình rụt rè thì bố mẹ càng cần kiên nhẫn hơn.
Trong những cuộc nói chuyện hãy luôn khuyến khích và khích lệ con nói ra những điều mình nghĩ, cho dù điều ấy chưa đúng, chưa hay đi nữa nhưng việc đứa trẻ nói được ra cũng là một điều rất đáng ghi nhận. Khi con bạn dám nói ra những gì mình nghĩ với người khác, ít nhất con cũng sẽ cảm thấy tự tin rằng “mình đã nói được những gì mình nghĩ” rồi. Còn những bạn thích đi trêu chọc dần dần cũng sẽ sợ những người dám nói thẳng và thể hiện thái độ phản kháng ngay.
 
Bên cạnh đó hãy nhờ cô giáo đồng hành cùng con trong những lúc ở trên lớp. Nếu chuyện trêu chọc chưa quá nghiêm trọng thì bố mẹ cũng không nên ra mặt đe doạ những bạn trêu. Vì cách làm ấy về lâu dài không thể nuôi dạy cho con năng lực sống đối mặt với áp lực và khó khăn trong các mối quan hệ khi con lớn lên.
 
3. Dạy con tôn trọng chính bản thân mình và sự khác biệt
Khi Bon kể là con rất tức giận khi nghe những lời trêu chọc của bạn trên lớp, con chỉ muốn đánh bạn ấy. Tôi thường bảo rằng “Chúng ta không thể cấm người khác nói gì và nghĩ gì về mình. Nhưng con có quyền từ chối không nhận những lời bình phẩm và trêu chọc đó của bạn. Con cũng có thể nói ra điều con nghĩ rằng con không thích và không muốn bạn nói như vậy. Giống như lần bạn M bị trêu là em bé và con đã kể với mẹ là con an ủi M “Cậu đừng buồn. Vì dù sao cậu cũng đâu có phải là em bé”.
Sau này con sẽ gặp rất nhiều những tình huống khó chịu mà người khác làm với mình, nên cần học cách mạnh mẽ đối diện. Họ nói kệ họ, mình tiếp nhận hay không là do mình.
 
4. Dạy trẻ biết đồng cảm và bảo vệ người khác
Khi nghe Bon kể chuyện ở trên tôi đã hỏi Bon là nếu con là bạn M thì con sẽ làm gì khi bị các bạn trêu như vậy. Bon bảo con sẽ đánh các bạn. Tôi cười bảo “Thế thì chẳng ai dám bắt nạt con nữa rồi. Nhưng đánh người là việc không nên. Giống như mẹ vẫn dạy con nếu con không muốn bị các bạn trêu con hãy nói thẳng ra với các bạn là “Tớ không thích các bạn nói như vậy” rồi lâu dần họ chán họ chẳng thích trêu nữa đâu”.
Con có thể bỏ đi hoặc đừng phản kháng gì thì các bạn chán sẽ không nói nữa.
Nếu M không nói được mà chỉ khóc lúc ấy thì con sẽ bảo các bạn khác là “Các cậu đừng có trêu H nữa” để bảo vệ M. Bon bảo lúc ấy con sẽ ra vỗ vai an ủi bạn ấy và sẽ bảo vệ bạn ấy.
 
Nếu những đứa trẻ được lớn lên trong cách ứng xử đồng cảm của cha mẹ, chắc chắn trẻ sẽ biết chia sẻ và bảo vệ bạn bè. Sức mạnh của sự đồng cảm thật tuyệt vời bố mẹ ạ.

Bài viết liên quan

KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC, CÓ HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC, BỐ MẸ NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?

KHI TRẺ ĐÁNH NGƯỜI KHÁC, CÓ HÀNH ĐỘNG BẠO LỰC, BỐ MẸ NÊN XỬ LÝ THẾ NÀO?

Mẹ và bé

Không gì khiến bố mẹ trở nên mất bình tĩnh và có hành động bạo lực là trông thấy con mình
Xem chi tiết
BÍ KÍP GIỮ BÉ KHỎE MẠNH TRONG MÙA HÈ

BÍ KÍP GIỮ BÉ KHỎE MẠNH TRONG MÙA HÈ

Mẹ và bé

Thường thì các bố mẹ hay lo lắng về sức khỏe cho bé vào mùa đông hơn là mùa hè. Tuy nhiên, tr
Xem chi tiết
CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ SỐT NHƯ THẾ NÀO?

CHĂM SÓC TRẺ KHI BỊ SỐT NHƯ THẾ NÀO?

Mẹ và bé

Hầu hết các cơn sốt ở trẻ sẽ hết sau khoảng 48-72h, không cần dùng kháng sinh và có thể chăm
Xem chi tiết
0946 626 646