Loading Loading

GIẢI MÃ NGÔN NGỮ CƠ THỂ CỦA NHỮNG BẠN NHỎ MỚI BIẾT ĐI

GIẢI MÃ NGÔN NGỮ CƠ THỂ CỦA NHỮNG BẠN NHỎ MỚI BIẾT ĐI

Bố mẹ có thể thấy rằng những em bé ở độ tuổi mới biết đi đã bắt đầu có mong muốn được làm chủ, thích được làm mọi thứ theo ý mình và dần biết dùng lời nói của mình - tuy chưa đúng, rành rọt từng từ, từng chữ - để thể hiện được mong muốn của mình, như con muốn ăn cái gì, muốn mặc cái gì, muốn chơi đồ chơi nào… 

Nhưng khi nói đến việc truyền đạt những suy nghĩ và cảm xúc phức tạp hơn bằng lời nói thì những em bé mới biết đi vẫn chưa có đủ khả năng để làm điều đó, điều đó có nghĩa là mình cần phải học cách diễn giải những hành động khá kỳ lạ của con, khi con dùng nó thay thế cho lời nói 

Bài viết này chúng mình sẽ tham khảo ý kiến của các chuyên gia để cùng giải mã những ý nghĩa tiềm ẩn đứng sau những hành động “bất thường” của con nhé!

 Con không nhìn vào mắt bạn

Ý nghĩa: Con thấy xấu hổ

Khi con được khoảng 2 tuổi, những em bé mới biết đi sẽ bắt đầu hiểu được cảm giác xấu hổ là như thế nào. Chẳng hạn, trẻ biết rằng bố mẹ đang tức giận vì mình lại vừa giấu đi đồ chơi của em. "Khi một đứa trẻ từ chối nhìn vào mắt bạn, điều đó có nghĩa là trẻ hiểu ra rằng hành động của mình có thể khiến bố mẹ thất vọng", nhà tâm lý học Kristin Lagattuta, Tiến sĩ, Phó Giáo sư tại Trung tâm tinh thần và não bộ của Đại học California nói.

Phản ứng cần có của bạn: Nhắc lại một cách đơn giản cho con biết con đã làm sai ở đâu: “Chúng ta không nên xé sách” và cho con thấy mình nên làm như thế nào, chẳng hạn cùng con dán băng keo cho cuốn sách mà con đã xé. Tiến sĩ Lagattuta nói: “Bạn muốn con biết rằng ai cũng có thể mắc lỗi nhưng điều quan trọng là mình làm gì để khắc phục và sửa sai.”

Con muốn mang hết tất cả thú bông lên giường của mình

Ý nghĩa: Con thấy sợ.

Cách đây không lâu, con chỉ cần một chiếc chăn mỏng, mềm mại là đã có thể ngủ ngon nhưng bây giờ đột nhiên, con cần phải có nhiều đồ vật xung quanh mình thì mới có thể ngủ yên. Kerstin Potter, Giám đốc chương trình giáo dục sớm tại Đại học Harcum, Bryn Mawr, Pennsylvania, giải thích: "Đây là độ tuổi mà trí tưởng tượng của một đứa trẻ cất cánh. Giữ các đồ vật quen thuộc gần mình làm con cảm thấy an toàn khi bé ngủ thiếp đi hoặc thức dậy vào giữa đêm."

 Phản ứng cần có của bạn: Những bạn nhỏ mới biết đi thường cho rằng những gì mình tưởng tượng ra đều có thật và nó sẽ vô cùng chân thực, vì vậy giúp con tin rằng không có gì ẩn nấp ở trong tủ quần áo hay dưới gầm giường dường như là điều không tưởng. Ông Potter nói: “Con sẽ nghĩ rằng bố mẹ không thể nhìn thấy quái vật”.

Vì vậy, hãy để con được bao quanh mình với những đồ vật khiến con cảm thấy an toàn, dễ chịu khi con cần. Nếu bạn lo rằng con không thể ngủ thoải mái trên chiếc giường có rất nhiều đồ đạc, bạn có thể để con tự đưa ra quyết định – một điều mà các bạn nhỏ mới biết đi muốn làm, bằng cách hỏi con xem con muốn mang 3 bạn thú nhồi bông nào hay 2 cuốn sách hoặc 1 món đồ chơi mà con muốn ngủ cùng.

 Con vén áo qua đầu khi con gặp người lạ

Ý nghĩa: Con thấy lo lắng

Hãy nghĩ về lần cuối cùng bạn đến một nơi toàn người lạ, bạn cảm thấy như thế nào, không dễ gì cảm thấy thoải mái đúng không? Những em bé mới biết cũng vậy, con cũng sẽ có sự lúng túng nhất định. Lisa Nalven, một bác sĩ nhi khoa phát triển tại Trung tâm Phát triển Trẻ em Valley, ở Ridgewood, New Jersey cho biết: "Con thường chưa biết cách vượt qua cảm giác căng thẳng này vì vậy con sẽ thể hiện những hành động hết sức bản năng, thuần tuý. Một số bạn nhỏ sẽ nhai áo hoặc kéo căng quần, trong khi những đứa trẻ khác có thể nắm chặt chân bạn, mút tay, ngồi im dưới sàn nhà hoặc đứng nép sau người bạn."

 Phản ứng cần có của bạn: Tiến sĩ Nalven nói: “Các bạn nhỏ thường nhìn phản ứng của bố mẹ để biết cách phản ứng với tình huống mới.” Do vậy, bố mẹ nhớ mỉm cười và tỏ ra thân thiện với người quen. Hành động này cho con biết rằng không gian xung quanh con là an toàn và dễ chịu. Sau đó bạn cần cho con có thời gian để làm quen.

Con trốn khi “đi nặng” vào bỉm

Ý nghĩa: Con muốn có không gian riêng

Hành động thường thấy của những em bé mới biết đi này chỉ ra 2 điều: Thứ nhất, con bạn bị mắc kẹt trong sự thôi thúc phải đi nặng ngay, và thứ hai, con quan sát thấy rằng người lớn làm việc đó trong một không gian riêng tư. Đây là hai dấu hiệu tích cực cho thấy con đã sẵn sàng cho việc tập ngồi bô/bồn cầu. Chuyên gia về gia đình Ari Brown nói: "Nếu một đứa trẻ không quan tâm đến việc bỉm của mình đã “nặng” phân hay chưa thì đứa trẻ ấy chưa sẵn sàng cho việc tập ngồi bô hay bồn cầu.” Hầu hết các bạn nhỏ bắt đầu quen với việc sử dụng nhà vệ sinh khi con trong độ tuổi từ 2 đến 3.

 Phản ứng cần có của bạn: Bạn có thể khích lệ con vì đã biết tìm kiếm nơi riêng tư cho mình nhưng có thể “lái” con dần sang việc rằng mình cần vào nhà tắm. Tiến sĩ Brown nói: “Chỉ cần con biết vào đúng nhà vệ sinh là đã rất tốt rồi, chưa cần phải ép con ngồi bô hay ngồi bồn cầu vội.”

Có lúc con biến thành một đứa trẻ “hư” – ném thức ăn, đập phá đồ

Ý nghĩa: Con thấy khó chịu

Phản ứng cần có của bạn: Bố mẹ cố gắng tìm hiểu xem điều gì đang diễn ra. "Trẻ mới biết đi cần phải học được rằng có nhiều cách tốt hơn để thu hút sự chú ý của bạn thay vì thể hiện sự tức giận, cảm giác khó chịu" Tiến sĩ Nalven nói.

Con cực kỳ tức giận khi bạn không thể chuẩn bị nhanh hơn món mà con yêu thích.

Ý nghĩa: Con muốn có ngay bây giờ

Phản ứng cần có của bạn: Đừng nuông chiều nhu cầu của con khi bạn cố gắng hài lòng con ngay lập tức. Thay vào đó, nói với con rằng mình đã nghe được yêu cầu của con nhưng bố mẹ cũng cần có thời gian để làm xong. Vừa làm bạn có thể nói cho con nghe từng bước bạn đang làm. Khi ấy, bạn đang dạy cho con một đức tính vô cùng quan trọng - sự kiên nhẫn bằng việc mình cần phải chờ để có được thứ mình muốn.

Trẻ hét lên: “Không!” khi có đứa trẻ khác lại gần bạn

 Ý nghĩa: Hãy dành thời gian cho con

Hành động đeo bám, “khẳng định chủ quyền” có thể mang ý nghĩa rằng con cảm thấy bạn đã không dành đủ thời gian cho con, đặc biệt khi bạn đã đang dành một khoảng thời gian dài cho công việc hoặc dạo gần đây trong nhà có em bé mới.

Tiến sĩ Lagattuta nói: “Giai đoạn trẻ nói “của con, của con” nghe có vẻ khó chịu nhưng nó thực sự là một dấu hiệu tốt vì điều đó mang ý nghĩa rằng trẻ dần biết được mình là ai, mình cần gì. Ở giai đoạn này, hình ảnh bản thân trẻ gắn liền với những thứ mà trẻ thấy quan trọng và một trong số đó là người mẹ.”

 Phản ứng cần có của bạn: Ôm con và nói với con rằng “mẹ là mẹ của con và mẹ yêu con”. Bạn cũng có thể tận dụng khoảng thời gian này để dạy con về sự chia sẻ. Ví dụ: “Mẹ là mẹ của con, không phải mẹ của Bơ, nhưng mẹ vẫn có thể yêu quý và nói lời chào với những bạn ấy.”

 

Bài viết của Mầm Nhỏ có tham khảo từ nguồn:
https://www.parents.com/…/beha…/what-toddler-behavior-means/

Bài viết liên quan

 LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ

LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ

Mẹ và bé

💡 LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ❓❓Trí tưởng tượng có sức ảnh hưở
Xem chi tiết
LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN

LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN

Mẹ và bé

LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN 🆘
Xem chi tiết
TẠI SAO CHÚNG TA NÊN DẠY CON TỰ MẶC QUẦN ÁO?

TẠI SAO CHÚNG TA NÊN DẠY CON TỰ MẶC QUẦN ÁO?

Mẹ và bé

✌ Bố mẹ có biết mặc quần áo cũng là một trong những kỹ năng quan trọng với các bạn nhỏ,
Xem chi tiết
0946 626 646