Loading Loading

CÙNG BỐ MẸ GIẢI QUYẾT 4 CẢM XÚC TIÊU CỰC CỦA CON

CÙNG BỐ MẸ GIẢI QUYẾT 4 CẢM XÚC TIÊU CỰC CỦA CON

1. Con em không thích đi học, trình bày đủ lí do để không muốn đi học!

 2. Con em khá nhạy cảm, khi bạn bảo ghét con không muốn chơi với con nữa thì con buồn cả ngày và về bảo không thích đi học!

 3. Cô giáo chê con, cô không khen con là con cũng buồn, ai nói to con cũng nhạy cảm và khóc!

Chắc hẳn nhiều mẹ đều đã trải qua ở giai đoạn các bạn nhỏ 3-6 tuổi. Dạo gần đây chúng mình nhận được rất nhiều câu hỏi của các bố mẹ về việc bé 4-5 tuổi thay đổi tâm lí và không biết phải ứng xử như thế nào.

Chúng mình có thể chia sẻ vài điều như này:

4 tuổi là giai đoạn trẻ bước vào độ tuổi có sự tiến bộ về cả ngôn ngữ và cảm xúc cũng như nhận thức. Nó giống như một bước chuyển tiếp từ em bé sang hơi người lớn. Nhưng vì chưa vững vàng về cảm xúc và ngôn ngữ nên nhiều khi trẻ rất hay xuống tinh thần, hoặc không đủ kiên trì và mè nheo.
Nó là giai đoạn mà trẻ rất cần bố mẹ kiên nhẫn để cùng con đối diện với mọi vấn đề khó khăn dù tích cực hay tiêu cực và giúp con tự mình trải nghiệm để tự mình vượt qua nó.

1. CON KHÔNG THÍCH ĐI HỌC ĐÂU

Khi lên lớp mẫu giáo tiếp theo nhiều mẹ mất cả 2 tháng để nghe điệp khúc đó của con. Chúng ta kiên trì đi theo những bước tiếp cận:

1.1 Đặt câu hỏi để con tập diễn đạt ra những gì con suy nghĩ

Gợi ý con hãy trình bày 3-4 lí do con không thích đi học rồi mẹ sẽ trò chuyện về từng lí do đó của con.
Con cảm thấy như thế nào?
Con nghĩ xem mẹ cảm thấy như nào?
Khi trẻ có vấn đề bố mẹ hãy kiên nhẫn lắng nghe, đặt câu hỏi để trẻ tập diễn đạt nhé vì nếu không rèn luyện ở tầm 4-5 tuổi thì khi lên 5 -6 tuổi trẻ sẽ không có tự tin để tập nói ra chính kiến của bản thân một cách mạch lạc được. Những câu hỏi How và Why sẽ luôn kích thích tư duy cho trẻ.
Hãy biến những khó khăn con đem đến tầm 4-5 tuổi thành cơ hội để rèn luyện kỹ năng nào đó cho con.

1.2 Cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ làm những thứ mình thích

Đây là độ tuổi con cần nhận thức và phải học cách chấp nhận nó, chứ không còn sự nuông chiều muốn mọi thứ theo ý bản thân nữa.

Khi con đưa ra lí do vì con không được chơi cái con thích. Suốt ngày ngồi học, bla bla mình chỉ có thể nói với con là: Mẹ biết những điều con cảm thấy. Nhưng cuộc sống không phải chỉ toàn làm những điều mình thích. Ở tuổi này con cần chấp nhận điều đó vì mình không phải em bé 1-2 tuổi nữa rồi.
Có trò con thích mà các bạn khác không thích thì sao. Nên khi sống trong tập thể thì cần biết quan tâm đến cả mọi người xung quanh nữa.
Đương nhiên phải mất một thời gian kiên trì nói chuyện nghiêm túc con mới dần học cách chấp nhận.

Con mè nheo không muốn đi học rồi cũng phải đi cùng bố mẹ đến trường và mình không bao giờ nói lại đến việc con ko thích đi học cả.
Khích lệ mỗi ngày đón con về những điều con đã làm, để con có thêm động lực đi học. Từ đó con quên đi việc đòi nghỉ.

1.3 Con thử nghĩ xem mình sẽ làm gì để cải thiện

Có thể để con tự nghĩ ra phương án giải quyết những vấn đề của bản thân. Con mất trật tự ảnh hưởng đến các bạn, con sẽ làm gì để không làm phiền cô và các bạn trong giờ? Khi con tự đưa ra quyết định, con sẽ có trách nhiệm với nó.

2. BẠN KHÔNG CHƠI VỚI CON NÊN CON BUỒN, CÔ KHÔNG YÊU CON NÊN CON BUỒN

Không ít lần các bạn nhỏ về nhà bảo con ghét bạn A vì bạn ấy không yêu con. Hoặc vì bạn ấy nói không yêu là cả ngày con buồn thiu. 4-5 tuổi là lứa tuổi mà đứa trẻ thường hay bị chi phối khá nhiều bởi những cảm xúc yêu mến của người xung quanh. Lúc đó chúng ta có khi lo lắng liệu con có đang quá dựa dẫm vào bạn khác không?

Nhưng mỗi lần như vậy chúng ta nên đồng cảm: Con yêu mến bạn A mà bạn lại không yêu con nên con buồn chứ gì. Nhưng dù thế con hãy nghĩ rằng sẽ vẫn luôn có bố và mẹ yêu con này. Có thể bạn chưa nhận ra tình cảm con dành cho bạn đó thôi, nhưng nếu con vẫn yêu bạn chân thành thì rồi dần dần bạn sẽ nhận ra đó. Bạn nói vậy không có nghĩa là bạn không yêu con đâu, giống như những lần con nói con ghét mẹ nhưng thực ra con không hề ghét mẹ mà.

3. MÌNH KHÔNG THỂ BẮT NGƯỜI KHÁC PHẢI ĐỐI XỬ THEO CÁCH MÌNH MUỐN, NHƯNG MÌNH CÓ THỂ NHẬN HAY TỪ CHỐI NÓ

4 tuổi con có thể chưa hiểu hết những điều này, nhưng mỗi lần nói chuyện với con mình đều rất nghiêm túc chăm chú lắng nghe và đón nhận cảm xúc của con, thái độ bình tĩnh và truyền tải suy nghĩ tích cực để giúp con đối diện với nó, dần dần tự vượt qua được.
Đứa trẻ cần phải tự mình đối diện với mọi thứ cảm xúc dù là tích cực hay tiêu cực. Điều chúng cần là biết cách diễn đạt nó, có ai đó tin tưởng để tâm sự, có ai đó đủ vững chắc để chúng dựa vào.
Đôi khi bố mẹ không cần phải can thiệp hay làm gì cả, hãy cứ lắng nghe và gật gù thôi, rồi để con trẻ tự mình xử lí. Hãy tin tưởng vào chính em bé của mình.
Điều đứa trẻ cần nhất ở bố mẹ là sự lắng nghe và thái độ bình tĩnh để chúng dựa vào. Càng những em bé nhạy cảm với sự thay đổi lại càng cần thái độ bình an và tình tĩnh của cha mẹ, đừng cáu gắt hay tỏ ra quá nghiêm trọng khi trẻ thể hiện cảm xúc tiêu cực kéo dài.

4. CƠN ĐAU KHÔNG BAO GIỜ KÉO DÀI MÃI MÃI
Đứa trẻ sẽ luôn lớn lên và trưởng thành, nhờ những lần đau, những lần con đối diện với cảm xúc tiêu cực, và bố mẹ đối diện với khó khăn của con.
Cứ mỗi lần con khủng hoảng thay đổi tâm tính, mẹ cùng con vượt qua rồi sẽ thấy con tiến bộ và trưởng thành rõ rệt trong cảm xúc, nhận thức và ngôn ngữ. Lập trường của con cũng vững vàng hơn, và sau này con cũng không còn bị cảm xúc của bạn khác chi phối mình nữa.
Đừng lo lắng sợ rằng con mình nhạy cảm như thế thì yếu đuối quá, nhút nhát quá, sao mãi không dứt. Hãy kiên nhẫn, kiên định và biết cách giúp con vượt qua những khó khăn bằng một suy nghĩ tích cực nhé, nhất định con sẽ trưởng thành hơn đó ạ.

Chúng mình hi vọng những chia sẻ của mình sẽ hữu ích với các bố mẹ.

Tác giả bài viết: Dr Nguyễn Thị Thu (Aki Nguyễn)
Cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu - Aki Nguyễn về nội dung bài viết rất hay và thiết thực. Chị cũng chính là tác giả cuốn sách "Kỷ luật mềm của trái tim" và dịch giả của cuốn "Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn" mà Mầm Nhỏ đã từng giới thiệu đấy

Bài viết liên quan

 LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ

LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ

Mẹ và bé

💡 LÀM GÌ ĐỂ PHÁT TRIỂN TRÍ TƯỞNG TƯỢNG CỦA TRẺ❓❓Trí tưởng tượng có sức ảnh hưở
Xem chi tiết
LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN

LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN

Mẹ và bé

LẠM DỤNG TINH THẦN LÀ GÌ? CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH VIỆC TRẺ BỊ LẠM DỤNG TINH THẦN 🆘
Xem chi tiết
TẠI SAO CHÚNG TA NÊN DẠY CON TỰ MẶC QUẦN ÁO?

TẠI SAO CHÚNG TA NÊN DẠY CON TỰ MẶC QUẦN ÁO?

Mẹ và bé

✌ Bố mẹ có biết mặc quần áo cũng là một trong những kỹ năng quan trọng với các bạn nhỏ,
Xem chi tiết
0946 626 646